BÁO CÁO NHANH (V/v:Tái bùng phát bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2017)
Ngày đăng : 08/08/2017

BÁO CÁO NHANH

(V/v:Tái bùng phát bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2017)

 

Từ năm 2009 đến 2016 diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá (VL-LXL) giảm dần và luôn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, vụ hè thu 2017 diện tích lúa nhiễm rầy đã vượt lên trên 300.000 ha, diện tích nhiễm bệnh VL-LXL trên 8.000 ha. Dự báo vụ lúa thu đông tới đây diện tích lúa có khả năng nhiễm bệnh sẽ gia tăng, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh VL-LXL nếu không ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN-PTNT Long An cho biết, Vụ lúa đông xuân 2016- 2017 tại Long An từng gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, sau khi kiểm soát được dịch bệnh VL-LXL nông dân cũng chủ quan, xuống giống không theo lịch khuyến cáo, không bảo đảm cách ly giữa 2 vụ lúa, nên có nhiều trà lúa khác nhau, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái phát dịch bệnh. Tính đến nay, toàn tỉnh Long An đã có 1.915 ha lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL và có khả năng lây lan, phát sinh ra diện rộng gây nguy cơ giảm sản lượng và mất mùa.

Tại Tiền Giang, diện tích lúa nhiễm rầy nâu cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 3.000 ha; bệnh VL-LXL xuất hiện 49 ha ở huyện Tân Phước, Cai Lậy và TX. Cai Lậy. Trong 50 mẫu rầy mà Chi cục Trồng trọt và BVTV của tỉnh lấy ngoài đồng, tỷ lệ rầy nhiễm bệnh VL-LXL chiếm 15%, trong đó huyện Cái Bè 20%, Tân Phước 20%, Gò Công Tây 40%. Ngoài ra, bệnh VL-LXL trước đây sau sạ 20 ngày mới  phát hiện được thì nay đến 35 ngày.

Các tỉnh giáp với Tiền Giang như: Long An, Đồng Tháp và An Giang, Hậu Giang cũng đang bị rầy nâu, bệnh VL-LXL hoành hành trên lúa hè thu và đang diễn biến rất phức tạp với mật độ, diện tích ngày một tăng cao. Đặc biệt, có nơi bệnh VL-LXL chiếm 50-70%.

Căn cứ các triệu chứng điển hình của bệnh VL, LXL trên cây lúa thu được ở các vùng dịch đều được giới thiệu tại các hội nghị, đồng thời được giám định bằng One-Step RT-PCR tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Bệnh cây – Viện Bảo vệ thực vật. Các thông tin chính bao gồm:

  1. 1.      Tình hình dịch bệnh VL, LXL

Dịch bệnh VL, LXL đã bắt đầu tái bùng phát ở một số tỉnh phía Nam. Triệu chứng bệnh ban đầu đã bắt đầu xuất hiện phổ biến từ vụ Đông xuân 2016-2017.

Các triệu chứng bệnh của cây lúa được trưng bày tại các Hội nghị cũng như quan sát trên đồng ruộng đều rất điển hình, là những triệu chứng của bệnh vi rút VL và LXL.

Rầy nâu xuất hiện không nhiều trên đồng ruộng, kể cả ruộng bị bệnh: đây là một điểm khác biệt lớn so với đợt dịch trước (giai đoạn 2006-2008).

Dịch bệnh Vàng lùn, lùn xoắn lá đợt này đã được phát hiện sớm ngay từ khi diện tích bị bệnh cũng như tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng là chưa cao. Kết quả điều tra thực tế đồng ruộng tại một số điểm thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và Hậu Giang trong tháng 6 và 7 năm 2017 là:

+ Cây lúa nhiễm bệnh biểu hiện các triệu chứng điển hình của bệnh vi rút lùn lúa cỏ (RGSV) và lùn xoắn lá (RRSV). Những triệu chứng này có thể quan sát thấy trên một số ruộng lúa ở giai đoạn 40-45 ngày sau sạ (Tiền Giang) đến 65-70 ngày (Hậu Giang, Long An). Theo điều tra, sự xuất hiện của bệnh lúa cỏ và lúa lùn xoắn lá bị cục bộ.

+ Cánh đồng lúa tại huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang, với diện tích ước tính 4-5 ha ở giai đoạn 40-45 ngày tuổi (điều tra ngày 11/6/2017) nằm giữa khu vực 15-20 ha đều đã thu hoạch, đang làm đất chuẩn bị sạ vụ kế tiếp, chỉ phát hiện triệu chứng cây lúa nhiễm LXL (TLB ước tính 10-15%);

+ Các cánh đồng dọc hai bên QL-1A, từ TP Cần Thơ hướng về Hậu Giang, cách TP Cần Thơ từ 10 – 30 km, tại 5 điểm được điều tra gồm: giai đoạn lúa đẻ nhánh (30-35 ngày sau sạ) và ruộng đã trỗ (65-70 ngày sau sạ) cũng chỉ phát hiện chủ yếu là bệnh LXL (>90% số cây biểu hiện triệu chứng bệnh);

+ Rất ít bắt gặp cả 2 bệnh trên cùng 1 ruộng lúa. Tuy nhiên, lần điều tra ngày 15/7/2017 tại ấp Tây 2 xã Long Định huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang đã ghi nhận trên 1 ruộng lúa có xuất hiện cả bệnh lùn lúa cỏ trong đại đa số bệnh lùn xoắn lá.

+ Điều khác biệt rõ rệt so với đợt địch trước (thời điểm bắt đầu dịch) là mật độ rầy nâu – môi giới truyền bệnh chung cho cả lúa cỏ và lúa lùn xoắn lá, đều rất thấp. Trong báo cáo của Trung tâm BVTV phía Nam, ThS. Lê Quốc Cường, Giám đốc), đại diện cho Cục BVTV, cũng nêu “So sánh giữa 2017 và 2016 thì mật độ rầy nâu gia tăng không nhiều nhưng diện tích bị bệnh VL, LXL gia tăng đột biến

Rầy nâu: diện tích nhiễm RN vụ ĐX 2016-2017 là 52.325 ha (tăng 12.371 ha so với vụ ĐX 2015-2016), chiếm 3,07% diện tích gieo sạ, trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.185 ha; vụ HT 2017 là 32.790 ha (tăng 12.761 ha so HT 2016), chiếm 1,85% diện tích gieo sạ, trong đó 3.234 ha nhiễm nặng.

Bệnh VL, LXL: Vụ Đông xuân 2015-2016 toàn vùng có 210 ha nhiễm bệnh (tăng 210 ha so cùng kỳ năm trước), chiếm 0,01% diện tích gieo sạ; vụ Hè thu 2017, toàn vùng có 8.291 ha nhiễm bệnh (tăng 8.262 ha so cùng kỳ 2016), chiếm 0,47% diện tích gieo sạ, trong đó diện tích nhiễm nặng là 3.039 ha, diện tích mất trắng xấp xỉ 30 ha. Ổ dịch xuất hiện ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Tây Ninh và Đồng Nai.

 

2. Các hoạt động của Viện Bảo vệ thực vật tại vùng dịch bênh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa

- Tham gia Hội nghị và Diễn đàn:

Hội nghị “Biện pháp phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh Nam Bộ”, được Cục BVTV phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang chủ trì và tổ chức tại Tp Mỹ Tho - Tiền Giang, sáng ngày 09/6/2017. Tại Hội nghị, ông Tạ Hoàng Anh – Viện BVTV đã trình bày báo cáo “Ứng dụng kỹ thuật One-Step RT-PCR chẩn đoán nhanh vi rút gây bệnh VL và LXL hại lúa”. Với tình hình cấp thiết đó, Cục Trưởng Cục BVTV, đề nghị Viện BVTV chuyển giao kỹ thuật “One-Step RT-PCR chẩn đoán nhanh vi rút gây bệnh VL và LXL” cho cán bộ Trung tâm BVTV phía Nam và một số trong tâm khác thuộc Cục BVTV.

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Biện pháp phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh Nam Bộ”, được Cục Khuyến nông phối hợp với Cục BVTV và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cần Thơ và tỉnh Long An chủ trì và tổ chức tại Tp. Cần Thơ ngày 04 và 05/7/2017 và tại Tp Tân An ngày 11 và 12/7/2017: Viện BVTV cử Tạ Hoàng Anh, tham gia với tư cách là thành viên Ban Cố vấn tại Diễn đàn.

Tại Hội nghị và hai Diễn đàn nêu trên ông Tạ Hoàng Anh – đại diện cho Viện BVTV, đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh VL, LXL. Đồng thời đã bày tỏ quan điểm và nhấn mạnh:

+ Ưu điểm về nắm bắt và nhận định tình hình diễn biến của bệnh  của các cơ quan, Ban, ngành Trung ương và địa phương cũng như người nông dân là “đã phát hiện sớm và kịp thời” những dấu hiệu của dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Điều này được minh chứng bởi các điểm sau:

Đợt dịch trước, đã nghiên cứu, chuyển giao quy trình kỹ thuật và đồng thời Ban chỉ đạo chỉ đạo phòng chống dịch đã bám sát hiện trường, tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn… với sự tham gia tổng lực của tất cả các ban ngành từ Trung ương đến địa phương và nhiều tổ chức Quốc tế, quỹ đầu tư… nên việc quản lý RN và bệnh VL, bệnh LXL đã được làm. Dịch bệnh đợt này, rầy nâu không bộc phát giữ dội như đợt dịch trước. Tuy nhiên, rầy nâu không bộc phát giữ dội như đợt dịch trước, nhưng bệnh vi rút VL và LXL đang có dấu hiệu gia tăng và có nguy cơ “tái bùng phát”, do vậy, công việc này phải được quan tâm và cập nhật thường xuyên. Điều này cũng cho thấy sự nguy hiểm và tầm quan trọng trong việc quản lý RN trong điều kiện có dịch bệnh vi rút.

Kết quả điều tra và báo cáo của Trung tâm BVTV phía Nam (thuộc Cục BVTV), RN hiện nay đã bộc phát tuy không nhiều nhưng diện tích nhiễm bệnh vi rút đã tăng bộc phát so với cùng kỳ năm 2016.

Các nhà quản lý, các nhà khoa học, các cơ quan, ban, ngành từ Trung Ương đến địa phương và đặc biệt là người nông dân hãy quan tâm và rút kinh nghiệm từ đợt dịch trước để có biện pháp quản lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại cho sản xuất.

- Kết quả giám định bệnh: Các mẫu cây lúa bệnh – bao gồm cây lúa được trưng bày tại Hội nghị ở Tiền Giang (09/6/2017) và mẫu thu tại đồng ruộng (huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, ngày 11/6/2017) cũng như mẫu lúa và mẫu rầy nâu (rầy trưởng thành đang chích hút trên cây lúa bệnh, Hậu Giang, ngày 04/7/2017) đều dương tính khi giám định bằng RT-PCR sử dụng các cặp mồi đặc hiệu với vi rút lúa cỏ (RGSV: cặp mồi F/RP5-RGSV) hay vi rút lúa lùn xoắn lá (RRSV: cặp F/R9-RRSV).

Kết quả giám định mẫu với vi rút gây bệnh VL và LXL (Viện BVTV, tháng 6/2017)

TT

Tên mẫu

Loại mẫu

Nền bệnh tại ruộng thu mẫu (%, ước tính)

Nhận xét (*)

I. Nhóm 1Mẫu cây lúa được trung bày tại Hội nghị (Tp. Mỹ Tho, ngày 09/6/2017)

 

1

Mẫu số 1

Mẫu lúa

Cây lúa thấp lùn và còi cọc, đẻ nhiều nhánh nhỏ chi chít; lá dựng đứng, phiến lá hẹp có màu vàng nhợt, trên phiến lá có nhiều đốm màu gỉ sắt, cổ lá không thoát và xít lại gần nhau

Nhận xétTriệu chứng điển hình nhiễm RGSV

Dương tính với RGSV

2

Mẫu số 2

Mẫu lúa

Cây lúa thấp lùn, màu xanh đậm, đẻ ít nhánh; lá xanh đậm, xoắn lá, xoắn ngọn lá, rách mép lá

Dương tính với RRSV

II. Nhóm2Mẫu cây lúa và rầy nâu được thu thập ngoài đổng ruộng

 

3

Mẫu số 3

Mẫu lúa

Hai mẫu thu tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang): Cây lúa thấp lùn, màu xanh đậm, đẻ ít nhánh; lá xanh đậm, xoắn lá, xoắn ngọn lá, rách mép lá.

Dương tính với RRSV

4

Mẫu số 4

5

Mẫu số 5

Mẫu lúa

Mẫu thu trên ruộng lúa (65-70 tuổi) dọc bên QL-1A, thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang, cách Tp Cần Thơ ~35 km. Các triệu chứng tương tự các mẫu số 1 – số 4.

Dương tính với RRSV

6

Mẫu số 6

Rầy nâu

(Trưởng thành)

RN trưởng thành, đang chích hút trên cây lúa nhiễm bệnh (là cây lúa mẫu số 5). Test 3 cá thể rầy nâu với RGSV và RRSV, dương tính 1 mẫu

Dương tính với RRSV

Ghi chú(*): Dùng cặp mồi F/RP5-RGSV với vi rút lúa cỏ và cặp mồi F/R9-RRSV với vi rút lúa lùn xoắn lá.

Chuyển giao kỹ thuật One-Step RT-PCR cho Trung tâm BVTV phía Nam phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh VL, LXL

+ Đã tiến hành tập huấn cho 07 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm BVTV phía Nam (05 người) và Trung tâm KDTV sau nhập khẩu II (02 người). Kinh phí do Cục BVTV cấp.

+ Địa điểm: Phòng thí nghiệm của Trung tâm BVTV phía Nam (Tiền Giang)

+ Thời gian: 3 ngày 15-17/7/2017

+ Kết quả: các học viên đã thực hành và giám định thành thạo theo qui trình chuyển giao. Kết quả dương tính rõ nét ở các mẫu lúa bị bệnh và mẫu rầy mang vi rút. Các nguyên tắc thực hành trong phòng thí nghiệm phân tích; nguyên lý, vận hành và bảo trì các dụng cụ máy móc chuyên dùng cũng như một số kinh nghiệm trong công tác điều tra thu thập mẫu và chẩn đoán giám định… cũng đã được thảo luận và chia sẻ.

3. Đề xuất

-       Đề nghị Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT  cấp kinh phí để Viện BVTV và các đơn vị thành viên của VAAS điều tra, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp kịp thời để phòng chống dịch đạt hiệu quả.

-       Cục BVTV và các tỉnh phía Nam cần áp dụng các biện pháp PTTH rầy nâu, bệnh VL và LXL theo qui trình của Viện BVTV đã đề xuất và được Cục BVTV công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2009. Phối hợp chặt chẽ với Viện BVTV để công tác chẩn đoán nhanh có kết quả sớm nhất.

-       Một số tiến bộ kỹ thuật khác cũng cần được tham khảo, áp dụng phù hợp, tùy từng điều kiện, như: 3 giảm 3 tăng, một phải 5 giảm, nguyên tắc gieo sạ tập trung né rầy.

-       Nguyên tắc gieo sạ tập trung né rầy cần chú ý:

+        Gieo sạ tập trung và đồng loạt: nhằm mục đích “kéo giãn” sự phân bố của rầy nâu trên 1 diện rộng, vừa tránh tác hại tập trung của rầy, vừa “thu gọn” “thời gian” quần thể và cũng chính là thu gọn khoảng thời gian rầy di trú (hay còn gọi “rầy bay” – mà các địa phương hiện nay đang dùng để chỉ rầy nâu di trú).

+        Né rầy: là gieo sạ chậm lại, né tránh cao điểm “rầy bay”, chính là “né” sự xâm nhiễm của bệnh vi rút do RN mang theo. Khi RN cao điểm vào đèn, bà con nông dân bắt đầu ngâm thóc, đến khi gieo sạ là lúc mật số “rầy bay” đã giảm xuống. Đến chu kỳ di trú của tháng sau thì cây lúa đã được 20-25 ngày tuổi, sẽ có sức chống chịu tốt hơn.

+        Các tỉnh phía Nam đã tích cực tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân về kỹ thuật này, nhưng trên thực tế

  • Không phải tất cả các vùng đều áp dụng được, hoặc áp dụng không hoàn toàn;
  • Trong cùng 1 cánh đồng, người nông dân cũng gieo sạ “không” đồng loạt. Hay nói cách khác, thực tế là biện pháp này không được thực hiện “đồng loạt” nên cũng sẽ không phát huy được tác dụng, mà ngược lại, RN luôn có thức ăn sẵn có để mặc sức phát triển quần thể cũng như lam truyền bệnh vi rút.

-       Cán bộ kỹ thuật và người nông dân cần hiểu rõ và phân biệt rõ:

+        Phòng trừ RN trong điều kiện có dịch bệnh vi rút khác với trừ rầy nâu đơn thuần.

+        Tại đợt dịch bệnh vi rút lần này cho thấy mật độ RN trên đồng ruộng là thấp nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh vi rút trên đồng ruộng vẫn cao và có xu hướng tăng.

+        Bệnh vi rút xuất hiện và bùng phát dịch có tính qui luật. Tính từ khởi điểm đợt dịch trước (ĐX2005-2006) thì đến nay là 12 năm, đúng với qui luật xưa và nay của 2 bệnh này.

+        Phòng trừ rầy hiện nay, trong điều kiện có dịch bệnh vi rút, là để gián tiếp ngăn ngừa sự xâm nhiễm, lây lan và gây hại của bệnh vi rút. Trong đó:

  • Phòng trừ rầy di trú là ngăn chặn nguồn xâm nhiễm bệnh vi rút vào ruộng lúa mới sạ è Gieo sạ tập trung đồng loạt kết hợp né rầy; xử lý hạt giống trước khi gieo sạ, giãn cách 2 vụ lúa 20 - 30 ngày, loại bỏ tàn dư cây bệnh từ vụ trước...
  • Trừ rầy bảo vệ cây lúa giai đoạn còn non nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự lây lan của bệnh ngay trong ruộng lúa bởi quần thể rầy lứa 1 nở ra và lây lan bệnh từ những cây lúa bị bệnh do rầy mẹ đã lan truyền ngay từ khi di trú vào ruộng è dùng thuốc lưu dẫn, phối trộn thuốc vị độc/tiếp xúc khi mật độ cao, trừ rầy cám; thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và vùi hủy cây bệnh, quản lý tốt mật độ rầy trên ruộng.
  • Trừ rầy giai đoạn cuối vụ là ngăn chặn sự phát tấn của rầy mang vi rút lây nhiễm cho ruộng lân cận hoặc xa hơn. Theo đặc tính của rầy nâu, trước thu hoạch 12-15 ngày thì bắt đầu di chuyển. Do đó cần cân nhắc để trừ rầy giai đoạn này nếu ruộng bị nhiễm bệnh nặng. Thời điểm này, tỷ lệ rầy mang vi rút là cao nhất trong vụ.
  • Các biện pháp phải mang tính cộng đồng cao và quyết liệt.
  • Không đơn lẻ 1 biện pháp có thể mang lại hiệu quả triệt để. Cần phối kết hợp nhiều biện pháp một cách hài hòa và phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn trên đồng ruộng và các điều kiện tự nhiên khác của địa phương... thì mới đem lại hiệu quả cao.
  • Luôn cần nhắc nhiều yếu tố để đưa ra quyết định chứ không cứng nhắc 1 biện pháp: ví dụ như vấn đề dư lượng thuốc (gạo không xuất khẩu được), nguồn rầy mang vi rút, ruộng bị bệnh nặng nhưng đã trỗ hoàn toàn và có khả năng cho năng xuất... thì không nhất thiết phải tiêu hủy mà có thể phụ thuốc trừ rầy tránh lây lan bệnh và tiếp tục chăm sóc để thu hoạch.

   

Trên đây là những thông tin, quan điểm và đề xuất của Viện BVTV về bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa tại các tỉnh Nam Bộ năm 2017. Viện BVTV xin trân trọng báo cáo và kính đề nghị Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có ý kiến chỉ đạo.

Xin trân trọng cám ơn!

 

                                                                                                                  VIỆN TRƯỞNG

                  

Nơi nhận:

- Như trên                                                                                                          (Đã ký)

- Lưu VT, Phòng KH&HTQT

                                                                                                            Nguyễn Văn Liêm

                                                                                                                       

Các thông tin khác :
· HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2017
· Diễn biến của bệnh khảm lá vi rút sắn tại Campuchia và nguy cơ lây lan sang Việt Nam
· DỊCH BỆNH LÙN SỌC ĐEN
· Kết quả giám định bệnh hại Sâm Ngọc Linh
· KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH
· KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH LÚA SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM
· Viện Bảo vệ thực vật xác định nguyên nhân gây bệnh vi rút khảm lá sắn tại Tây Ninh
· KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH VI RÚT HẠI LÚA Ở PHÍA BẮC
· CẬP NHẬT KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI LÚA Ở BẮC KAN VÀ YÊN BÁI
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai