Chọn tạo giống lúa chống chịu rầy nâu
Ngày đăng : 06/06/2014

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là một trong những loại sâu hại nghiêm trọng nhất trên lúa (O. sativa L.) và gây ra thiệt hại lớn về năng suất. Bên cạnh những thiệt hại trực tiếp, rầy nâu còn là vector của một số bệnh virus nguy hiểm như bệnh lúa vàng lùn (RGSV) và bệnh lúa lùn xoắn lá (RRSV). Trong những năm gần đây, sự gây hại của rầy nâu đối với các nước trồng lúa ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang trở nên nghiêm trọng hơn.

Để có những giải pháp khoa học hữu ích nhất trong phòng chống rầy nâu và bệnh virus, hướng nghiên cứu sử dụng giống kháng là một biện pháp hiệu quả để phòng trừ rầy. Trong bối cảnh đó, Viện BVTV đã và đang thực hiện đề tài “Xác định đa dạng di truyền và Biotype của quần thể rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) bằng chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Huy Chung làm chủ trì.

 Sau hơn một năm thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu của Viện BVTV đã chọn tạo được 8 dòng triển vọng và đã thử nghiệm tại Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Long An. Kết quả bước đầu đã xác định được dòng RN40 có tính thích ứng rộng, chịu rét tốt đồng thời kháng với rầy nâu, đạo ôn, bạc lá ở cấp 3. Thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu giống của địa phương. Các dòng còn lại cũng cho kết quả rất khả thi.

Ngày 30/5/2014, Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả nghiên cứu tại thực địa thuộc Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Tại đây PGS.TS. Phạm Thị Vượng, Q. Viện trưởng Viện BVTV đã biểu dương tinh thần làm việc hăng say của nhóm nghiên cứu. Tuy chỉ với thời gian triển khai ngắn, nhưng đề tài đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hy vọng trong thời gian sớm nhất có thể các dòng triển vọng sẽ chính thức được công nhận là giống mới, chống chịu với rầy nâu và một số dịch bệnh khác.

Cũng trong đợt kiểm tra, Lãnh đạo Viện cũng đã có những chỉ đạo cụ thể về hướng nghiên cứu, cũng như việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực chọn tạo giống để đề tài nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải có sự phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý để giống lúa mới của Viện sớm đưa vào sản xuất đại trà. Kết quả chi tiết về đặc điểm nông học của từng dòng/giống triển vọng sẽ được tiếp tục cập nhật để cung cấp thông tin hữu ích cho 4 nhà (nhà nước - nhà khoa học – Doanh nghiệp và nhà nông) trong công cuộc phòng chống rầy nâu và một số bệnh virus do rầy nâu là môi giới truyền bệnh.



Phòng Khoa học- HTQR

Các thông tin khác :
· HỢP TÁC CÙNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG PHÁT TRIỂN KHCN BẢO VỆ THỰC VẬT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
· SẢN XUÁT THÀNH CÔNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· Lễ ký kết hợp tác chiến lược
· Bệnh đốm trắng hại thanh long và những giải pháp đang được ứng dụng để phòng chống bệnh ngoài sản xuất
· HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VỚI ĐẠI HỌC BOLOGNA-Ý VỀ BỆNH THỰC VẬT DO PHYTOPLASMA GÂY RA
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
· TÀI LIỆU THAM KHẢO
· QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai