KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH
Ngày đăng : 16/08/2017

1. Cơ quan gửi mẫu: Công ty TNHH CIC HIGHLAND

2. Ngày nhận mẫu: 20/07/2017

3. Đơn vị giám định mẫu: Bộ môn Bênh cây, Viện Bảo vệ thực vật

4. Đối tượng cây trồng: Giống chuối Nam Mỹ - Musa cavendish

5. Bộ phận bị hại và triệu chứng:

- Bộ phận bị hại: Lá chuối

- Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những sọc nhỏ màu nâu đỏ, vết bệnh phát triển dần thành các đốm hẹp, dài, màu nâu đỏ tối. Các mô bị bệnh thường hình thành các đốm sọc chết hại màu đen, chạy dọc theo gân lá, xung quanh vết bệnh có quầng vàng (hình 1)



Hình 1. Triệu chứng Sigatoka đen trên lá chuối 


6. Kết quả giám định và đề xuất biện pháp phòng trừ

6.1. Kết quả giám định: Tác nhân gây bệnh là do nấm Mycosphaerella fijiensis (Bộ: CAPNODIALES, Họ: MYCOSPHAERELLACEAE)


 


Hình 2. Quả túi bào tử và bào tử Mycosphaerella fijiensis


6.2. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống sạch bệnh.


- Vệ sinh vườn và tạo độ thông thoáng cho vườn chuối, phát hiện lá bị nhiễm bệnh và tiêu hủy để hạn chế sự lây lan.

- Chọn đất trồng chuối có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm, không nên trồng chuối trên đất chua.


- Cần làm rãnh thoát nước tốt cho vườn chuối, đặc biệt là vào mùa mưa.


- Hố trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục kết hợp với vôi bột, nếu có điều kiện nên bổ sung nấm đối kháng Trichoderma sp. cùng với phân chuồng trước khi trồng. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.


- Khi chuối chớm bị nhiễm bệnh có thể dùng một số hoạt chất như: Mancozeb, Defenoconazol, Hexaconazol, Zinep, Benomyl…nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì, phun định kỳ 2 - 4 tuần/ 1 lần.

Chú ý: Phun ướt đều các lá từ lá già đến các lá non. Đối với những vườn chuối bị nhiễm bệnh nặng, có thể phun lặp lại sau 7 - 10 ngày.


6.3. Kiến nghị


- Chỉ sử dụng nguồn vật liệu nhân giống từ cây khỏe, không bị nhiễm bệnh.
- Thường xuyên theo dõi tình hình bệnh trên đồng ruộng.
Phòng Khoa học và HTQT

Các thông tin khác :
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Thông báo Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2022 – VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· WORKSHOP ON MANAGEMENT OF BACTERIAL DISEASES IN BANANA
· TUYỂN CHỌN CHUYÊN GIA KỸ THUẬT VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG TIẾNG TÂY BAN NHA LÀM VIỆC TẠI CUBA NĂM 2023
· ASEAN GUIDELINES FOR AGROFORESTRY DEVELOPMENT ASEAN SENIOR OFFICIALS ON FORESTRY 2018
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật