QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỘNG RUỒI HẠI QUẢ THANH LONG
Ngày đăng : 14/05/2018

QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỘNG RUỒI HẠI QUẢ THANH LONG

1. Phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng
1.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này được áp dụng để sản xuất mỗi tháng 10 triệu nhộng ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta Bezzi
Các cơ quan, trường học, trung tâm, công ty có nghiên cứu sản xuất ruồi đục quả
1.2. Điều kiện áp dụng
Sản xuất nhộng loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta Bezzi trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm:
1.2.1. Phòng nuôi
Bốn phòng có gắn điều hòa, hệ thống đèn và thông gió theo tiêu chuẩn IAEA (2014). Các phòng gồm phòng nuôi trưởng thành (diện tích tối thiểu 50m2, nhiệt độ 26 ± 2°C, ẩm độ 60 – 80%, ánh sáng > 800lux), phòng nuôi sâu non (tối thiểu 30m2, nhiệt độ 26 ± 2°C, ẩm độ 60 – 80%, tối hoàn toàn), phòng đặt nhộng (tối thiểu 30m2, nhiệt độ 26 ± 2°C, ẩm độ 60 – 80%, tối hoàn toàn) và 1 phòng kiểm định chất lượng các đợt sản xuất. 01 nhà kho để dụng cụ kiểm định và trữ thức ăn.
- Thiết bị: máy tính, máy xay, máy trộn, tủ đông, tủ lạnh, kính, ...
1.2.2. Lồng nuôi
a/ Lồng nuôi trưởng thành: gồm có
+ 08 lồng khung nhôm lưới (kích thước 180 x 50 x 160cm, lưới inox 0,1mm, với dung tích chứa 15000 - 20000 trưởng thành) có thiết kế bao gồm: 2 cánh cửa, máng để thức ăn (kích thước 130 x 15 x 4cm) và máng để nhộng (kích thước 130 x 15 x 8cm); ống thu trứng (kích thước 97 x 9cm, được châm lỗ 0,1mm); 8 thanh inox dạng ống (đường kính 1,5cm) làm giá đỡ ống thu trứng.
+ 03 lồng khung nhôm lưới (kích thước 100 x 50 x 120 cm, lưới nhựa 0,1mm, với dung tích 5000 – 7000 trưởng thành) được thiết kế gồm 2 cửa dạng ống (đường kính 22cm); ống thu trứng (kích thước 97 x 9cm, được châm lỗ 0,1mm)
b/ Kệ chứa trứng/ thu nhộng (kích thước 62 x 47 x 170cm): có 06 cái. Kệ được chia thành 2 khoang. Mỗi khoang có dung tích chứa 8 khay thức ăn (kích thước 48 x 35 x 2cm) và 1 ngăn thu nhộng (kích thước ngăn: 60 x 45 x 24cm)
c/ Khay inox để thức ăn (dung tích chứa 2 kg hỗn hợp thức ăn cho pha sâu non): có 60 khay inox (kích thước 48 x 35cm)
d/ 40 lồng mika cứng (30 x 40 x 30 cm), 15 lồng làm từ ống nhựa PVC bên ngoài phủ vải màn (50 x 50 x 80cm), 25 lồng khung inox (30x 30 x 50cm), 200 lồng mika mềm dạng ống (26 x 9cm).
e/ 01 chậu rửa công nghiệp (kích thước: 170 x 75 x 78cm) gồm: 2 bồn (kích thước 50 x 50 x 30cm), bàn để đồ (52 x 70cm) kèm giá đỡ.
f/ Các vật dụng nghiên cứu côn trùng khác: 100 cặp đĩa petri, đĩa nhựa các màu, giấy thấm, máy xay, panh, đèn, thức ăn nhân tạo....
g/ Mùn cưa từ các loại cây không mùi, không có tinh dầu. Mùn cưa hấp tiệt trùng trước mỗi lần dùng.
1.2.3. Nhân lực
Cần ít nhất 06 người gồm 2 cán bộ phụ trách nhân nuôi; 2 cán bộ kiểm soát chất lượng quần thể và 2-3 kỹ thuật viên.
1.2.4. Hóa chất và thức ăn
Thức ăn nuôi trưởng thành
Yeast Hydrolysate Enzymatic (của hãng Affymetrix, Inc. Cleveland, Ohio, USA) và đường (đường kính trắng xuất khẩu, sản phẩm của Việt Nam) được trộn theo tỷ lệ 1:4
Thức ăn nuôi sâu non: Sử dụng một trong 2 công thức thức ăn dưới đây
Thành phần Khoai lang (gram) Yeast Torula (gram) Nippagin (gram) Trấu (gram) Nước (ml)
Thức ăn 1 90 8 2 1 80
Thức ăn 2 90 8 2 1 125
Ghi chú: Khoai lang Nhật, vỏ tím, lòng vàng; Yeast Torula (USA), Nipagin (Trung Quốc), trấu đã qua khử trùng.
- Kỹ thuật trộn thức ăn nuôi sâu non:
+ Khoai lang hấp chín, cân đủ khối lượng
+ Bổ sung nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ của công thức và xay nhuyễn
+ Cân các thành phần khác theo tỷ lệ của công thức và trộn đều
+ Dàn đều 2kg hỗn hợp thức ăn lên khay (kích thước khay: 48 x 35cm)
- Định mức thức ăn cho mỗi trứng là 0,3gram hoặc 10 ml hỗn hợp trứng agar cho một khay chứa 2kg thức ăn
Chuẩn bị dung dịch agar
- Cân 11 gram agar và hòa tan vào cốc nước trước khi nấu.
- Đun 2 lít nước rồi đổ agar vào.
- Sau khi sôi, dung dịch agar được để nguội, xay nhuyễn, dùng để trộn với trứng nhằm giữ cho trứng không bị khô và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
2. Tác giả của quy trình: Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Vũ Thị Thùy Trang, Hà Thị Kim Liên, Vũ Văn Thanh
3. Cơ sở pháp lý và khoa học của quy trình kỹ thuật
3.1. Cơ sở pháp lý
Quyết định số 2385/QĐ-BNN-HTQT ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, phê duyệt thực hiện dự án “Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu” do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tài trợ, mã số VIE 5017
3.2. Cơ sở khoa học xây dựng quy trình
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về Ruồi đục quả của Viện Bảo vệ thực vật từ năm 1999 đến nay, quy trình nhân nuôi ruồi đục quả B. dorsalis và B. correcta quy mô 6 vạn nhộng/ tháng của dự án hợp tác với IAEA có mã số VIE 5017: “Quản lý ruồi hại quả (thanh long) diện rộng trên cơ sở sử dụng kỹ thuật triệt sản côn trùng (SIT) nhằm nâng cao chất lượng quả phục vụ cho xuất khẩu” ở điều kiện nhiệt độ 26 ± 20C, ẩm độ 60 – 80%.
4. Nội dung quy trình
4.1. Sản xuất nhộng
4.1.1. Thiết lập quần thể nguồn ruồi Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta Bezzi
Bước 1: Thu quả thanh long và quả ổi. Đặt các loại quả này vào hộp nhựa 20 x 20 x 10 cm phía đáy có để lót một lớp mùn cưa đã hấp khử trùng. Sau đó 7 ngày thực hiện sàng mùn cưa để thu lấy nhộng rồi thu trưởng thành
Bước 2: Khi có trưởng thành vũ hóa thì chuyển vào lồng nuôi và cho ăn đường nhão trong thời gian 2-3 ngày đầu, sau đó cho ăn thức ăn hỗn hợp của hydrolyzed yeast và đường trộn theo tỷ lệ 1:4
Bước 3: Dùng dụng cụ để thu trứng. Trứng thu được rải lên các đĩa thức ăn đường kính 18cm. Đặt các đĩa thức ăn có trứng vào trong hộp nhựa (kích thước 20 x 20 x 5 cm), sau đó đặt các hộp này lên kệ nuôi phủ vải tối. Sau 2-3 ngày cho mùn cưa sạch vào phía dưới đáy hộp nhựa và đặt đĩa thức ăn lên trên lớp mùn cưa.
Bước 4: Rây thu lấy nhộng sau 9 ngày sau rải trứng
4.1.2. Nhân nuôi sản xuất nhộng ruồi đục quả
- Nhân nuôi nguồn trưởng thành
+ Rải 500 gram nhộng vào khay chứa nhộng của mỗi lồng nuôi trưởng thành. Tổng số lồng là 7 lồng loài B. dorsalis và 4 lồng loài B. correcta.
+ Đặt sẵn thức ăn nuôi trưởng thành (tỷ lệ 1 yeast : 4 đường) vào lồng. Tổng khối lượng thức ăn sau khi đã trộn là 2,8 kg mỗi lồng
+ Điều kiện nuôi: nhiệt độ 26 ± 2oC, ẩm độ 60 – 80%, ánh sáng 808 – 816 lux
- Thu trứng
+ Đặt vào giữa lồng trưởng thành dụng cụ thu trứng được bôi tẩm nước ổi ép tươi. Thời gian đặt thu trứng là 24 giờ. Thu trứng bằng cách rửa dưới vòi nước rồi lọc gạn thu trứng
+ Trộn trứng với dung dịch agar nấu để nguội theo tỷ lệ 1 trứng : 6,5 agar : 2,5 nước
+ Tuổi trưởng thành thu trứng: từ ngày tuổi thứ 15
- Nuôi sâu non
Rải 10 ml hỗn hợp trứng với agar lên miếng giấy thấm đã đặt sẵn lên bề mặt khay thức ăn. Sau đó chuyển khay vào trong phòng tối hoàn toàn, nhiệt độ 26 ± 2oC, ẩm độ 60 – 80% và để tại đó 3 ngày, từ ngày thứ 4 trở đi chuyển các khay này vào kệ thu nhộng.
Số lượng khay tối thiểu cho mỗi tháng sản xuất là 160 khay một loài ruồi
- Thu nhộng
Thu nhộng sau khi rải trứng 9 ngày. Nhộng đặt trong điều kiện tối hoàn toàn
4.2. Đánh giá chất lượng quần thể ruồi
Phương pháp đánh giá chất lượng quần thể ruồi được thực hiện theo khung đánh giá của IAEA (2014) và Walker et. al. (1996) tương ứng với từng giai đoạn sinh trưởng của ruồi. Quần thể ruồi được cho là đảm bảo chất lượng với các điều kiện sau:
Tỷ lệ trứng nở: > 70%
Khối lượng nhộng: Các nhộng có kích thước đồng đều, tối thiểu là 12,3 – 12,9 mg
Tỷ lệ nhộng chết: < 10%
Tỷ lệ nhộng vũ hóa: > 60%
Trưởng thành tính từ trứng: Đạt từ 45-50%
Khả năng bay 69 – 77%
Tỷ lệ trưởng thành có hình thái bình thường 74 – 79%
4.3. Một số điểm lưu ý
+ Ngăn ngừa ruồi dấm tiếp xúc với thức ăn nuôi sâu non, nuôi trưởng thành bằng cách sử dụng bẫy chua ngọt, bẫy dính và lưới quây
+ Đảm bảo nguồn điện ổn định và chế độ chiếu sáng theo quy định (IAEA, 2014)
+ Vệ sinh định kỳ lồng nuôi và phòng nuôi 1 tháng một lần bằng dung dịch 10% chlorox
+ Dự trữ trứng ruồi khi chưa dùng ngay ở nhiệt độ 15°C hoặc 18°C trong tủ lạnh
+ Xây dựng lịch thu trứng cần xem xét tuổi của trưởng thành loài ruồi B. dorsalis và B. correcta.

 

PHỤ LỤC 1

TÓM TẮT QUY TRÌNH NHÂN NUÔI RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN QUY MÔ
SẢN XUẤT 10 TRIỆU NHỘNG/ THÁNG           

1 Thu nguồn
Thu thập quả bị hại để thu lấy ruồi trưởng thành và phân loại xác định loài

2 Nuôi nguồn ruồi bố mẹ
- Tách trưởng thành mỗi loài và thả riêng vào lồng nuôi, bên ngoài phủ lồng vải, mỗi lồng khoảng 500 - 700 cá thể
- Nhiệt độ 26 ± 2oC, ẩm độ 60 – 80%
- Thức ăn: hỗn hợp 1 yeast: 4 đường và nước

                                                                           

3
Lồng nuôi trưởng thành F0  

Thu trứng   

Kệ nuôi từ trứng đến sâu non

Kệ thu nhộng

Khay chứa nhộng 

Lồng nuôi trưởng thành
(Nguồn ảnh: Vũ Thị Thùy Trang & Nguyễn Thị Thanh Hiền, Viện BVTV) Sản xuất nhộng ruồi

- Thu trứng: sử dụng ống nhựa PVC (đường kính 9cm), các ống này có châm lỗ nhỏ (đường kính 0,1mm) để tạo điều kiện cho ruồi dễ đẻ trứng
- Nhiệt độ 26 ± 2oC, ẩm độ 60 – 80%

- Thu sâu non: Dụng cụ giữ trứng là những khay inox (kích thước 48 x 35cm), hoặc đĩa nhựa (đường kính 18 – 23cm) đựng thức ăn cho sâu non. Dụng cụ giữ trứng được đặt trong lồng chụp bằng vải màn để hạn chế sự xâm nhập của ruồi dấm
- Nhiệt độ 26 ± 2oC, ẩm độ 60 – 80%
- Thức ăn: sử dụng một trong hai CT:
CT1: 90 gram khoai lang + 8 gram torula + 2 gram nippagin + 1 gram trấu + 80ml nước
CT2: 90 gram khoai lang + 8 gram torula + 2 gram nippagin + 1 gram trấu + 125ml

- Khay sâu non đẫy sức sẽ được chuyển vào kệ thu nhộng bên trên phủ tấm vải màn, nắp được khoét thủng để lưu thông không khí, sâu non đẫy sức sẽ nhảy ra và trôi vào khay inox (16,5 x 11,5 x 6 cm) hứng sẵn trong kệ.
- Nhiệt độ 26 ± 2oC, ẩm độ 60 – 80%

- Thu trưởng thành: nhộng sắp vũ hóa được đặt vào lồng nuôi trưởng thành. Bên trong lồng có dán dải giấy tạo nơi đậu hoặc tạo điều kiện cho ruồi trưởng thành di chuyển lên cao khi mới vũ hóa
- Nhiệt độ 26 – 28oC, ẩm độ 60 – 80%

Các thông tin khác :
· QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CAM TRƯƠC THU HOẠCH CÓ SỬ DỤNG SẢN PHẨM NANO
· QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG SÂU KEO MÙA THU
· QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI SẮN
· Quy trình chẩn đoán virus lùn sọc đen phương Nam hại lúa
· HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÂY RAU HỌ BẦU BÍ
· HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÂY RAU HỌ THẬP TỰ
· QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU (Corynespora cassiicola) CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
· QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH THỐI ĐEN QUẢ CA CAO
· Quy trình quản lý tổng hợp tuyến trùng hại cà phê tại Tây Nguyên
· Quy trình quản lý tổng hợp tuyến trùng hại hồ tiêu tại Tây Nguyên
· QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP RUỒI HẠI QUẢ THANH LONG DIỆN RỘNG TRÊN CƠ SỞ BẢ PROTEIN
· QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÍNH KHÁNG THUỐC BVTV CỦA NHỆN ĐỎ (Panonychus citri McGregor) TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÍNH KHÁNG THUỐC BVTV CỦA NHỆN ĐỎ ( Oligonychus coffeae Nietner) HẠI CHÈ