Nhận được thông tin về tình hình thiệt hại do sâu keo lúa gây hại trên diện tích lớn tại Hà Tĩnh từ các cán bộ BVTV của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23-24 tháng 6 năm 2019, Viện BVTV đã cử đoàn công tác vào khảo sát tình hình gây hại của sâu keo lúa tại các huyện Nghi Xuân và một số huyện lân cận của tỉnh Hà Tĩnh. Tổ công tác đã xác định đây là loài sâu keo lúa, Spodoptera mauritia (Boisduval, 1833) (Lepidoptera: Noctuidae). Vào thời điểm khảo sát, đa số sâu keo lúa đang ở giai đoạn sâu non tuổi lớn, một số chuẩn bị vào nhộng ở các phần đất nhô cao trên ruộng hoặc ở bờ cỏ. Theo thông tin của cán bộ BVTV địa phương, sâu keo lúa xuất hiện và gây hại nặng vào khoảng 15-18 tháng 6, một tuần trước khi đoàn công tác của Viện BVTV vào khảo sát. Trên diện tích lúa gieo thẳng, sâu non gây hại từ giai đoạn lúa 10-15 ngày sau gieo, mật độ sâu non trung bình 10-15 con/m2, lác đác có điểm mật độ cao lên tới 30 con/ m2. Theo số liệu báo cáo của cán bộ BVTV các huyện thì diện tích bị nhiễm sâu keo lúa ở huyện Nghi Xuân là khoảng 20-30 ha, ở huyện Lộc Hà diện tích bị hại khoảng 20-30 ha. Tuy nhiên theo kết quả điều tra sơ bộ và trao đổi với bà con nông dân thì diện tích bị nhiễm sâu keo lúa cao hơn. Hầu hết các diện tích lúa bị sâu keo lúa gây hại đã được phun thuốc. Trong quá trình khảo sát, đã ghi nhận sâu non chết nổi trên mặt nước ruộng. Lác đác một số hộ chưa phun thuốc, mật độ sâu keo con khá cao. Đoàn công tác đã thu thập mẫu sâu non và đang được tiếp tục nuôi và theo dõi tại Viện BVTV.
Theo các tài liệu đã công bố, sâu keo lúa S. mauritia, thường xuất hiện và gây hại rải rác, cục bộ, nhưng cũng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khi mật độ cao (Mogili Ramaiah and T Uma Maheswari, 2018). Sâu non sâu keo lúa gây hại trên 24 loài thực vật, trong đó lúa là ký chủ ưa thích. Sâu keo lúa phân bố rộng khắp từ châu Á đến châu Ấn Độ Dương (Catinding et al. 1989). Ở Việt Nam, sâu keo lúa đã được ghi nhận trong các đợt điều tra cơ bản 1967-1968 tại miền Bắc, và 1977-1978 tại các tỉnh phía Nam (Viện Bảo vệ thực vật, 1976, 1999). Theo Giáo sư Phạm Văn Lầm, trong quá khứ, ở nước ta sâu keo lúa đã từng gây thành dịch với hàng nghìn ha lúa bị hại. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, sâu keo lúa chỉ gây hại lẻ tẻ trên mạ và lúa non mà không phát sinh thành dịch trên diện tích lớn. Trên thế giới, sâu keo lúa đã từng gây bùng phát thành dịch ở nhiều vùng thuộc Ấn Độ vào các năm 1993, 1999, 2007, 2008, 2009. Trong đợt bùng phát dịch năm 2009, 125 ngàn hà lúa vụ thu ở 13 tỉnh miền tây Orissa bị nhiễm sâu keo lúa, với thiệt hại lên tới 80-90% (Tanwar et al. 2010).
Sâu non sâu keo lúa gây hại bằng cách cắn ngang đầu lá, mép lá và có thể cắn cả cây lúa ở phần gốc thân. Sâu thường phát sinh và gây hại nặng vào giai đoạn mạ. Trên lúa gieo thẳng và trên lúa cấy, sâu keo lúa thường gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. Cây lúa bị hại có thể bị héo, khô, đầu lá bị cắn đứt. sâu non xuất hiện với mật độ cao, và có thể di chuyển theo ‘đàn’ từ ruộng này sang ruộng khác, nên diện tích bị gây hại trông giống như bị giá súc gặm (Tanwar et al. 2010).
Mặc dù trong quá khứ việc bùng phát sâu keo lúa đã được ghi nhận ở nhiều nước trong đó có Việt Nam, theo quan điểm của Viện Bảo vệ thực vật, vẫn cần có các nghiên cứu cập nhật về tình hình sâu keo lúa ở các vùng sinh thái khác nhau và tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân dẫn đến bùng phát sâu keo lúa làm cơ sở khoa học cho việc dự báo sự bùng phát dịch sâu keo lúa trong tương lai
Dưới đây là một số hình ảnh sâu keo lúa trên lúa hè thu 2019 tại Hà Tĩnh.
Ruộng lúa bị nhiễm sâu keo chưa phun thuốc tai xã Xuân Liên - Nghi Xuân - Hà Tĩnh, ảnh chụp ngày 24/6/2019
Sâu non, sâu keo lúa Spodoptera mauritia, ảnh chụp tại Nghi Xuân - Hà Tĩnh ngày 24/6/2019
TS. Đào Thị Hằng – Bộ môn Côn trùng – Viện BVTV
· VỀ THỜI ĐIỂM GHI NHẬN ĐẦU TIÊN LOÀI SÂU KEO Spodoptera frugiperda (Smith) (Lepidoptera: Noctuidae) Ở VIỆT NAM VÀ TÊN TIẾNG VIỆT CỦA NÓ
· GẶP NGƯỜI BẢO VỆ" DẢI LỤA XANH" CỦA QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
· CHỈ THỊ 4962 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ
· THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI XÂM LẤN VÀ SÂU HẠI MỚI NỔI Ở VIỆT NAM
· KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN SÂU BỆNH HẠI VÀ HIỆN TƯỢNG RỤNG LÁ CHẾT CÂY NA Ở HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
· KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ HIỆN TƯỢNG HÉO LÁ CHẾT CÂY NA TẠI LA HIÊN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠM THỜI
· KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI CÂY NA TẠI LA HIÊN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠM THỜI
· CUỘC XÂM LĂNG TOÀN CẦU CỦA MỘT LOÀI SÂU MỚI
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai