I.Thông tin chung
Chức năng:
1. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng chống có hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và an toàn với môi trường;
2. Nghiên cứu cơ chế chống chịu, khai thác và sử dụng tính miễn dịch và các biện pháp nâng cao tính chống chịu của cây trồng với sinh vật hại;
3. Đào tạo, chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu với các cơ quan trong và ngoài nước về lĩnh vực bệnh cây và miễn dịch thực vật.
Nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh hại cây trồng, nấm ăn và nấm dược liệu, mối quan hệ giữa ký sinh, ký chủ và môi trường;
2. Nghiên cứu quy luật phát sinh dịch bệnh hại cây trồng và chiến lược quản lý bệnh hại dài hạn, trung hạn và ngắn hạn;
3. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng chống có hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường với các bệnh hại trên cây trồng, nấm ăn và nấm dược liệu;
4. Nghiên cứu các nguồn vi sinh vật có khả năng đối kháng với tác nhân gây bệnh, nâng cao tính chống chịu của cây trồng với bệnh hại;
5. Phát triển, sản xuất chế phẩm sinh học phòng chống bệnh hại cây trồng theo hướng bền vững;
6. Nghiên cứu, đánh giá và lưu giữ các nguồn gen cây trồng chống chịu sinh vật hại phục vụ chọn tạo giống;
7. Lai tạo, tuyển chọn và phát triển các giống cây trồng chống chịu sinh vật hại và các điều kiện bất lợi, có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của sản xuất;
8. Phục tráng, sản xuất giống cây trồng sạch bệnh và đề xuất các giải pháp chống tái nhiễm bệnh;
9. Dịch vụ phân tích và giám định tác nhân gây bệnh hại cây trồng;
10. Đánh giá, khảo nghiệm thuốc BVTV, tác nhân sinh học với bệnh hại cây trồng;
11. Đào tạo, chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu với các cơ quan trong và ngoài nước về lĩnh vực bệnh cây và miễn dịch thực vật.
Cơ cấu tổ chức:
Lãnh đạo đơn vị:
TS. Nguyễn Huy Chung, Trưởng bộ môn
ThS. Tạ Hoàng Anh, Phó Trưởng bộ môn
ThS. Lê Tuấn Tú, Phó Trưởng bộ môn
Các nhóm nghiên cứu:
+ Nhóm nghiên cứu bệnh hại lúa.
+ Nhóm nghiên cứu bệnh hại cây rau màu và biện pháp sinh học.
+ Nhóm nghiên cứu bệnh hại cây ăn quả và công nghệ sinh học.
+ Nhóm nghiên cứu bệnh hại và sản xuất cây có múi sạch bệnh
+ Nhóm nghiên cứu lúa
+ Nhóm nghiên cứu cây lạc và vừng
+ Nhóm nghiên cứu đậu tương
Năng lực khoa học:
Nguồn nhân lực: 26 cán bộ trong đó có 6 tiến sỹ, 17 thạc sỹ, 3 kỹ sư .
Phòng thí nghiệm và trang thiết bị: 4 phòng thí nghiệm, hệ thống nhà lưới, các trang thiết bị nghiên cứu sinh học phân tử như hệ thống ELISA, PCR, các thiết bị chuyên dụng...
II. Một số thành tựu chính của đơn vị
Đến nay, Bộ môn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật công nghệ phòng chống bệnh hại cây trồng trong phạm vi cả nước:
Nhiều công trình được công nhận là tiến bộ kỹ thuật như công trình nghiên cứu phòng trừ các loại bệnh do vi rút, vi khuẩn, bệnh do nấm và các loại bệnh truyền qua hạt giống hại lúa; Các công trình nghiên cứu bệnh hại trên cây rau màu; nghiên cứu phục tráng và làm sạch bệnh greening và các bệnh vi rút khác cho cây ăn quả có múi; Công trình nghiên cứu bệnh hại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày...
Tuyển chọn được nhiều giống lúa kháng bệnh đạo ôn, khô vằn năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng cho từng vùng sinh thái như: giống IR.1820; IR.17494; KV.10, IR.50, IR.64, C.71 ; IR.32; IR.36 và giống lúa ITA.212.
Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng: Chế phẩm nấm Trichoderma trừ bệnh hại trong đất; chế phẩm BE và BC trừ bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh vàng lá trên cà chua do nấm Fusarium.
Biên soạn được nhiều tài liệu về kỹ thuật chẩn đoán, quản lý bệnh hại cây trồng dưới hình thức sách in, băng video, đĩa CD, tờ dơi... phục vụ công tác đào tạo trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật cho sinh viên các trường đại học nông nghiệp, cho cán bộ của các Chi cục bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông và nông dân.
Chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện các dự án kinh tế xã hội, dự án khuyến nông trong phạm vi cả nước.
Bộ môn đã và đang hợp tác với các Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục BVTV, chi cục Khuyến nông các tỉnh; Hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế như: Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR); Trường ĐH tổng hợp Florida, Hoa kỳ; Viện Khoa học công nghệ nông nghiệp (NIAST) Hàn quốc; IRD (Pháp); CIRAD- FLHOR, WB, ICRISAT…thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN và đào tạo nguồn lực.
III. Các giải thưởng đơn vị đã được nhận:
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT, năm 2004, 2007.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, năm 2005
- Huân chương lao động hạng 3, năm 1996
- Huân chương lao động hạng 2, năm 2006
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn bệnh cây và Miến dịch thực vật, Viện Bảo vệ thực vật; Đức Thắng- Bắc Từ Liêm- Hà Nội;
Điện thoại: 024 38362 392;024.38389838 Fax: 024 38363 563
E-mail: bcbvtv@hn.vnn.vn; miendichppri@gmail.com