Bước đầu ghi nhận nấm Pestalotiopsis sp. gây bệnh đốm lá, rụng lá hồi tại Bình Liêu - Quảng Ninh
Ngày đăng : 12/08/2024

Bước đầu ghi nhận nấm Pestalotiopsis sp. gây bệnh đốm lá, rụng lá hồi

tại Bình Liêu - Quảng Ninh

Cây hồi (Illicium verum) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện vùng cao Bình Liêu - Quảng Ninh. Hiện nay toàn huyện có diện tích trồng khoảng 8.300 ha, tập trung tại các xã Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Húc Động. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, cây hồi ở nhiều nơi trên địa bàn huyện bị bệnh rụng lá, rụng hoa, khô cành gây hại nghiêm trọng, gây thiệt hại năng suất và kinh tế của người dân. Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, cành, chồi non, quả non. Vết bệnh ban đầu là các đốm nâu, xuất hiện những chấm nhỏ màu đen, sau đó rộng dần ra có viền bao quanh. Bệnh lan xuống gân lá và cuống lá gây rụng lá. Bệnh gây hại nặng trong giai đoạn từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Trước thực trạng trên, Viện Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bình Liêu và các cơ quan chức năng của Tỉnh Quảng Ninh, tiến hanh điều tra thu thập, phân lập mẫu bệnh để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Hình 1. Điều tra thu mẫu bệnh hại cây hồi tại Bình Liêu, Quảng Ninh

A. Hình thái tản nấm trên môi trường PDA

B. Hình thái bào tử nấm quan sát được trên kính hiển vi

Hình 2: Phân lập từ mẫu lá hồi nhiễm bệnh tại phòng thí nghiệm

Hình 3: Kết quả lây bệnh nhân tạo theo chu trình Kock tại nhà lưới Viện BVTV

Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng nguồn nấm phân lập (làm thuần) trong điều kiện nhà lưới cho thấy, sau 7 ngày lây nhiễm đã bắt đầu xuất hiện vết bệnh gây hại trên lá hồi với đặc điểm triệu chứng điển hình và giống với triệu chứng ngoài đồng ruộng tại Bình Liêu- Quảng Ninh.

TS. Trần Văn Huy - Trung tâm Đấu tranh sinh học, Viện Bảo vệ thực vật

Các thông tin khác :
· Đại hội Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Bảo vệ thực vật lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2027
· ĐOÀN CÔNG TÁC VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THAM QUAN VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· Tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam năm 2024
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật