1. Phân bố và tác hại của bệnh.
Phân bố: ngoài các tỉnh phía Bắc hiện nay bệnh đã ghi nhận gây hại với triệu chứng điển hình tại xã An tây, huyện Tuy An và trên 3/7 mẫu rầy lưng trắng mang bệnh thu tại thôn Hoà An Đông, xã Hoà An, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên.
Tác hại: các địa phương có diện tích trên 01 ha bị thiệt hại trên 50% bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và tại xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó riêng Hà Tĩnh có trên 500 ha phải tiêu huỷ.
Về giống: đã ghi nhận giống lúa IR 50404 gieo cấy trên 10 % tại Quảng Bình trong vụ hè thu vừa qua có diện tích nhiễm bệnh trên 40 %. Đây là vấn đề cần được lưu ý khi bệnh tiếp tục lây lan vào các tỉnh phía Nam.
2. Kết quả chẩn đoán: Từ đầu tháng 6 năm 2010, Viện đã tiến hành phân tích 324 mẫu lúa với bệnh lúa lùn sọc đen và lùn xoắn lá; 67 mẫu rầy lưng trắng thu từ các địa phương trong vùng dịch. Kết quả phân tích cho thấy ở Thái bình có tỷ lệ RLT mang bệnh cao nhất. Trong số 25 mẫu RLT thu tại Thái Bình ngày 2 tháng 8 năm 2010 đã ghi nhận 4 cá thể mang bệnh tương đương 16 %. Viện đã kịp thời thông báo kết quả này với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục BVTV Thái Bình để xử lý.
3. Tình hình thực hiện Thông tư 17 ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về áp dụng giải pháp kỹ thuật phòng chống bệnh: Vụ mùa năm 2010, Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành xây dựng 6 mô hình trình diễn tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An và Điện Biên, áp dụng các giải pháp kỹ thuật theo hướng dẫn tại Thông tư 17. Cho đến nay tất cả các mô hình đều cho kết quả phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao. Điều tra theo dõi tại các địa phương đã ghi nhận, các tỉnh bị bệnh nặng trong vụ mùa 2009, nhưng vụ mùa năm 2010 nhờ thực hiện triệt để nội dung của Thông tư 17, nên tỷ lệ thiệt hại do bệnh LSĐ là không đáng kể. Trong khi đó, các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào do chưa xử lý kiên quyết ở đầu vụ, nên thiệt hại do bệnh là tương đối lớn. Ngay trong một tỉnh như Nghệ An, huyện năm trước không bị bệnh như huyện Nam Đàn, năm 2010 đã có diện tích lúa bị bệnh LSĐ gây hại đến trên 2000 ha.
4. Một số bệnh vi rút hại lúa khác: Ngoài bệnh vi rút LSĐ, kết quả phân tích mẫu bệnh cũng ghi nhận có sự hiện diện của bệnh vi rút lúa lùn xoắn lá tại: Lai Châu, Hưng Yên và Thái bình với tần xuất 10 mẫu dương tính trên tổng số 324 mẫu phân tích. Kết quả điều tra phân tích cũng ghi nhận bệnh vi rút “vàng lụi” gây hại rải rác tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Lào Cai, xã Đức Thắng và Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang và xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
5. Kiến nghị:
- Hiện nay lúa vụ mùa đã kết thúc thời kỳ nhiễm bệnh, do vậy cần tập trung thực hiện triệt để Thông tư 17 của Bộ nông nghiệp và PTNT đối với diện tích ngô vụ đông trồng trên vùng đất lúa đã bị bệnh LSĐ. Đặc biệt cần bảo vệ ngô mới gieo, bằng thuốc trừ rầy nội hấp và các biện pháp khác tránh xâm nhiễm của rầy lưng trắng.
- Tiếp tục theo dõi quá trình tích luỹ nguồn bệnh ở các tỉnh miền trung trên lúa vụ 3 và vụ đông xuân tới để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tiếp tục điều tra nghiên cứu phân bố, tác hại và qua đông của RXĐĐ ở các địa phương xuất hiện trở lại bệnh vi rút lúa “Vàng lụi”
Ngô Vĩnh Viễn
Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật
· Hội nghị tổng kết KHCN 5 năm (2006-2010)
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Thông báo Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2022 – VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· WORKSHOP ON MANAGEMENT OF BACTERIAL DISEASES IN BANANA
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật