Đánh giá hiệu quả mô hình ghép cải tạo giống hồng chát địa phương tại Cao Phong, Đà Bắc, Hoà Bình
Ngày đăng : 14/01/2014

Đây là một trong những nội dung và 2 trong 6 mô hình triển khai ở các tỉnh
Sơn La, Hoà Bình, Bắc Giang và Lào Cai thuộc dự án nghiên cứu “Nâng cao năng suất
và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia”, mã số AGB 2006/066 do Trung tâm
Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ.
Tham dự buổi kiểm tra, đánh gía mô hình ghép cải tạo có ông Geoff Morris,
trưởng đại diện ACIAR tại Viêt Nam; Bà Nguyễn Thị Thanh An, trợ lý đại diện ACIAR
tại Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Liêm, phó Viện trưởng – Viện BVTV; ông Robert
Nissen, chủ nhiệm dự án phía Úc; TS. Shane Hetherington, chuyên gia bệnh cây của
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Orange Úc; Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà
Bình; phòng Khoa học và HTQT, Viện BVTV; cán bộ thực hiện dự án của Viện BVTV
và các hộ nông dân tham gia thực hiện dự án tại Cao Phong- Đà Bắc - Hòa Bình.
Trước đó, ngày 28 tháng 7 năm 2010, ông Robert Nissen và TS. Lê Đức Khánh,
chủ nhiệm dự án phía Việt Nam đã có buổi đi kiểm tra và đánh gía mô hình thử nghiệm
ghép cải tạo hồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
Với kỹ thuật ghép cải tạo các giống hồng chát địa phương bằng các giống hồng
mới nhập nội Fuyu và Jiro, giống chất lượng cao, không chát, thời gian ghép vào tháng
9 năm 2008, đến năm 2010 các cây ghép cải tạo đã bắt đầu cho quả. Mặc dù cây ghép
cải tạo còn ít cành, nhưng nhiều cây có tới 50 – 60 quả, cây ít cũng có 10 – 15 quả, quả
còn chưa chín nhưng đã khá ngọt, không có vị chát. Dự kiến thời gian thu hoạch thích
hợp vào cuối tháng 8 dương lịch.
Đoàn thăm quan đã đánh giá cao thành công bước đầu, ghi nhận các giống mới
nhập nội Fuyu và Jiro có khả năng thích ứng rộng, không những trồng được ở các vùng
núi có độ cao trên 900 mét như các thử nghiêm trước đây, mà còn có thể trồng được ở
một số vùng thấp như Cao Sơn, Đà Bắc có độ cao 500 mét so với mực nước biển, Bắc
Phong, Cao Phong độ cao 350 mét, thậm chí ngay tại xóm Xẻ Mới, xã Thanh Hải, Lục
Ngạn có độ cao dưới 200 mét, các cây ghép cải tạo đều ra hoa và đậu quả, cho quả thu
hoạch sớm, tránh cạnh tranh với quả nhập nội, nhất là quả nhập từ Trung Quốc
Trong thời gian tới dự án sẽ tập trung đánh giá, tuyển chọn nhanh gốc ghép thích
hợp với hồng không chát; điều tra thành phần sâu bệnh hại hồng, xác định những loài
gây hại quan trọng, đưa ra biện pháp phòng trừ có hiệu qủa nhất. Tăng cường tập huấn
cho nông dân về kỹ thuật ghép cải tạo, kỹ thuật quả lý vườn quả và phòng trừ sâu bệnh
hại hồng.


Các thông tin khác :
· Tập huấn, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ Kỹ thuật cơ sở
· Mít tinh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam
· Cập nhật kết quả điều tra nghiên cứu bệnh vi rút lúa lùn sọc đen và một số bệnh vi rút khác hại lúa
· Kết quả sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa cạn LC93-1; LC93-4 tại Champasak – CHDCND Lào năm 2010
· Hội nghị tổng kết KHCN 5 năm (2006-2010)
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật