Hàng nghìn ha lúa ở miền Tây hư hại do muỗi hành
Ngày đăng : 13/04/2022

Dịch muỗi hành (sâu năn) tấn công, làm hư hại hàng nghìn ha lúa ở An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp; nhiều nông dân bỏ ruộng vì càng làm càng lỗ.

Ông Đường Văn Lộng, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang xuống giống 4 ha lúa OM18, cùng với đầu tư 80 triệu phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Lúa 45 ngày, ông phát hiện nhiều diện tích bị nhiễm muỗi hành nặng, lúa trổ ống hành thay vì ra bông.

Ông Đường Văn Lộng bỏ ruộng lúa bị muỗi hành tấn công

"Ban đầu chỉ vài bụi, tưởng nhẹ nhưng mấy bữa sau nhiễm cả ruộng. Càng cứu lúa càng lỗ nên tôi bỏ luôn", ông Lộng cho biết.

Gần đó thửa ruộng một ha của chị Neng Duong cũng bị dịch muỗi hành tấn công, khi đã bón phân cữ cuối (lần 3). Cả vụ chị Duong đầu tư hơn 30 triệu đồng tiền giống, phân bón, công làm đất..., song chỉ thu 3 tấn lúa, giảm 60% so với các năm. Với giá 5.400 đồng một kg lúa tươi, chị thu về 15 triệu đồng, lỗ 18 triệu đồng.

Theo chị Duong, chưa năm nào thấy dịch muỗi hành nhiều như lúc này. Cánh đồng sau nhà chị thiệt hại nặng nhất xã. Hàng trăm công đất bị bỏ trắng vì chủ càng làm càng lỗ.

Lúa cánh đồng huyện Tịnh Biên thay vì trổ bông thì trổ "cọng hành"

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, chỉ tính riêng huyện Tịnh Biên, diện tích lúa bị muỗi hành tấn công gần 1.000 ha, chiếm gần 6%, chủ yếu mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình.

Tương tự, tại Kiên Giang diện tích lúa Đông Xuân bị muỗi hành gây hại hơn 2.000 ha trong đó hơn 530 ha nhiễm nặng. Những ruộng bị muỗi hành gây hại nặng thường ngập sâu dưới nước nên nông dân khó chăm sóc.

Đồng Tháp ghi nhận hơn 1.700 ha diện tích lúa Đông Xuân bị muỗi hành, trong đó nhiễm nặng hơn 40 ha, nhiễm trung bình gần 500 ha, tập trung ở các huyện Thanh Bình, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành.

Muỗi hành, còn gọi là sâu năn, thải ra chất độc làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng. Khi bị muỗi hành xâm nhập đọt lúa phát triển thành ống như lá hành, lúa không cho bông. Triệu chứng lúa do muỗi hành hại giống như lúa bị hạn, bệnh do virus (bệnh vàng lùn, bệnh Tungro), sâu đục thân...

Bà Nguyễn Ngọc Thiều, cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, cho biết khi phát hiện nhiễm muỗi hành, nông dân cần khai nước khỏi ruộng, bón bổ sung phân lân và kali, kích thích đẻ nhánh, hạn chế thiệt hại năng suất cuối vụ.

Nguồn: Vnexpress

Các thông tin khác :
· Thông báo lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022
· Chuyên gia của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thăm và làm việc tại Viện Bảo vệ thực vật
· Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
· Hợp tác nghiên cứu, xây dựng mô hình, phát triển sản phẩm
· Nghiên cứu biện pháp phòng chống rệp sáp giả (Pseudococcidae) gây hại một số loại cây ăn quả quan trọng theo hướng sinh học
· THĂM MÔ HÌNH TRỒNG NA, ỔI VÀ BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2021 TẠI SỞ KH&CN TỈNH HẢI DƯƠNG
· MINI – CONFERENCE ON AGROECOLOGICAL CROP PROTECTION (ACP): THE CASE OF FALL ARMYWORM (Spodoptera frugiperda) AND FRUIT FLIES
· 5 triệu euro hỗ trợ Việt Nam quản lý cảnh quan bền vững toàn diện
· Pháp hỗ trợ cải tạo việc trồng cà phê chè ở Tây Bắc Việt Nam
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· RẦY TRẮNG NHỎ HẠI LÚA
· Bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
· HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC
· Thông báo khoá học Laboratory Animal Science sẽ tổ chức tại Viện NC CNSH, Đại học Nông Lâm TP.HCM vào tháng 10
· Thông báo tuyển sinh đi học tại Nhật Bản theo học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2018