Hội nghị Khoa học Bộ môn Côn trùng và Tuyến trùng
Ngày đăng : 08/01/2024

Viện Bảo vệ thực vật là cái nôi nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học của các cán bộ nghiên cứu, họ đã không ngừng cố gắng, cần mẫn và tìm tòi để đạt được những kết quả đáng kể. Ngày 05/01/2024 Bộ môn Côn trùng và Tuyến trùng đã tổ chức Hội nghị Khoa học thường niên với sự tham dự của TS. Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật và Phòng Khoa học & Hợp tác Quốc tế, Bộ môn Côn trùng và Tuyến trùng đã tổ chức Hội nghị Khoa học Bộ môn do TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền – Phụ trách, Phó TrưởngBộ môn chủ trì, Hội nghị đã chọn ra một số báo cáo tiêu biểu sau:

1.Nghiên cứu đặc điểm chính và giải pháp quản lý bền vững sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại Sơn La và miền núi phía Bắc (Báo cáo viên: ThS. Phạm Duy Trọng)

2. Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp ốc sên hại cây thanh long và cam tại một số tỉnh phía Nam (Báo cáo viên: ThS. Ngô Văn Dũng)

3. Nghiên cứu sâu bệnh hại chính và ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nâng cao năng suất và chất lượng cây hồng không hạt Bắc Kạn (Báo cáo viên: TS. Lê Thị Tuyết Nhung)

4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phát sinh gây hại của sâu đục lá cà chua Nam Mỹ Tuta absoluta (Báo cáo viên: ThS. Lê Ngọc Hoàng)

4. Hợp đồng nhánh với Bộ môn Chẩn đoán và Giám định dịch hại : Thành phần loài tuyến trùng chính hại cây ba kích tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc (Báo cáo viên: KS. Nguyễn Đức Việt)

5. Hợp đồng với IAEA: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật gây bất dục côn trùng nhằm kiểm soát sâu đục quả ca cao (Báo cáo viên: ThS. Vũ Thị Thuỳ Trang)

6. Hợp đồng với IAEA: Ứng dụng SIT để quản lý ruồi đục quả (Báo cáo viên: ThS. Đặng Đình Thắng)

          Hội nghị Khoa học đã nghe các Báo cáo viên trình bày mục tiêu, nội dung, các hoạt động và các kết quả đã đạt được của đề tài. Nội dung các kết quả nghiên cứu tập chung về đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu keo mùa thu (SKMT), quy luật phát sinh và yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến biến động số lượng của quần thể SKMTnhư giống, thời vụ, thiên địch (bọ đuôi kìm và nấm Normurea riley), quản lý tổng hợp SKMT hại ngô theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung điều tra xác định thành phần loài ốc sên gồm 8 loài trong đó loài Acusta tourannensis là loài gây hại chính, đề tài cũng đã nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học của ốc sên gây hại chính trên thanh long và cam, nghiên cứu đặc điểm hình thái của sâu đục lá cà chua Nam Mỹ ở cá pha phát dục. Đã điều tra, thu thập được 182 mẫu đất và mẫu rễ cây ba kích bị nhiễm tuyến trùng tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Kết quả phân loại hình thái từ các mẫu cây ba kích thu thập được đã xác định được 4 loài tuyến trùng kí sinh trong đó có loài Meloidogyne enterrolobii có tần suất bắt gặp lớn nhất tại các điểm thu thập và ghi nhận gây hại rễ của cây ba kích.

          Mặt khác, đề tài đã bước đầu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp ốc sên hại cây thanh long và cây cam ở giai đoạn kinh doanh, hoàn thiện quy trình phòng chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây Hồng không hạt Bắc Kạn và áp dụng thành công quy trình vào mô hình đạt được hiệu quả phòng chống bệnh đạt 76,98%, năng suất trung bình 26,62 tạ/ha, khối lượng quả 23,33 quả/kg, độ ngọt Brix đạt 15,85 cao hơn nhiều so với ngoài mô hình.

          Ngoài ra, Bộ môn cũng có một số đề tài, hợp đồng nghiên cứu hợp tác với nước ngoài và kết quả: đã thu bổ sung nguồn ruồi từ ngoài tự nhiên loài B.dorsalis là 515.000 ruồi và loài là 104.650 ruồi, kết quả mô hình AW – IPM & SIT: tỷ lệ quả bị hại 7.7%, vùng ngoài như nông dân bị hại 30.2%...

Hội nghị cũng được nghe các ý kiến thảo luận và chia sẻ thông tin của các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu rất sôi nổi và hăng say. Sau mỗi báo cáo là thảo luận của Hội nghị được các Báo cáo viên trả lời thỏa đáng.

          Kết thúc Hội nghị, thay mặt cho Bộ môn TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền – Phụ trách, Phó Trưởng Bộ môn Bộ môn Côn trùng & Tuyến trùng đã cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến đóng góp, kinh nghiệm chia sẻ của các đại biểu và các cán bộ nghiên cứu giúp cho đề tài sẽ triển khai tốt các nội dung nghiên cứu trong thời gian tới,đặc biệt là các cán bộ trẻ rất tự tin và  đầy nhiệt huyết trong công việc.

 

Các thông tin khác :
· 10 sự kiện nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2023
· Quản lý dịch hại xanh, các quốc gia ưu tiên mạnh mẽ thuốc sinh học
· Việt Nam ưu tiên mạnh mẽ đăng ký và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học
· Sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Cần cơ chế, chính sách đủ mạnh
· Quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm
· Thông điệp từ một diễn đàn khu vực
· GẶP MẶT ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024 – THÀNH LẬP NHÓM HỢP TÁC PHÁT TRIỂN BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC GIỮA CÁC BÊN
· Ra mắt Văn phòng Ban chỉ đạo Đề án ‘1 triệu ha lúa chất lượng cao’
· Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật