Ngày 20 - 21 tháng 3 năm 2024, Viện Bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ để đánh giá các kết quả nghiên cứu nổi bật của Viện đã thực hiện trong năm 2023. Tham gia Hội nghị có lãnh đạo Viện, lãnh đạo các Phòng chức năng, các Bộ môn chuyên môn cùng toàn thể cán bộ viên chức.
PGS.TS.NCVCC. Trịnh Xuân Hoạt phát biểu khai mạc hội nghị
Thay mặt Chủ tịch hội đồng KHCN Viện BVTV, PGS.TS. NCVCC. Trịnh Xuân Hoạt – Phó Viện trưởng – Phó Chủ tịch Hội đồng đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Trong tổng số 52 đầu công việc (Nhiệm vụ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, HTQT, phối hợp, hợp đồng v.v...) Hội đồng KHCN Viện đã lựa chọn ra 11 báo cáo nổi bật trong số các nhiệm vụ để trình bày tại Hội nghị và 01 báo cáo tổng hợp các hoạt động KHCN Viện. Các báo cáo được tập trung nghiên cứu về sâu bệnh hại quan trọng và đề xuất các giải pháp phòng chống có hiệu quả gồm:
1. Nghiên cứu đặc điểm chínhvà giải pháp quản lý bền vữngsâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại Sơn La và miền núi phía Bắc.
2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bọ hà hại khoai lang tại tỉnh Lạng Sơn
3. Ngiên cứu chiết suất protein elicitor và dịch chiết bào tử nấm ký sinh côn trùng phòng chống rệp muội
4. Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây mít ở Việt Nam
5. Hoàn thiện quy trình công nghệ tổng hợp để tái canh cây cam hiệu quả cao tại một số tỉnh phía bắc
6. Nghiên cứu tác động của một số hợp chất sinh học tự nhiên thu nhận từ vi khuẩn đối kháng và vi khuẩn nội sinh để sản xuất chế phẩm sinh học có hiệu lực cao trong phòng trừ bệnh hại trên cây cà phê và hồ tiêu ở Việt Nam
7. Nghiên cứu các giải pháp quản lý hiện tượng thối quả bưởi da xanh sau thu hoạch tại Bến Tre
8. Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp ốc sên hại cây thanh long và cam tại một số tỉnh phía Nam
9. Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học Bio-VAAS.1 phòng trừ bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora spp. gây ra trên cây cam và cây sầu riêng
10. Thu thập, đánh giá, bảo tồn và định hướng ứng dụng nguồn gen vi sinh vật bảo vệ thực vật (vi sinh vật gây hại và vi sinh vật có ích) trên cây ăn quả tại tỉnh Đắk Lắk
11. Nghiên cứu ứng dụng Polyme sinh học phát triển thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
12. Hoạt động Khoa học và Công nghệ của Viện Bảo vệ thực vật năm 2023
Trong hai ngày làm việc, 12 báo cáo viên đã trình bày các kết quả đã đạt được, như các nghiên cứu về sinh học, sinh thái và phòng chống nhiều loài côn trùng như: sâu keo mùa thu, ốc sên, rệp muội, bọ hà khoai lang… trên nhiều loại cây trồng nông nghiệp, công nghiệp và cây ăn quả. Các nghiên cứu cơ bản về bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, vàng lá thối rễ và các nghiên cứu tác động của một số hợp chất sinh học tự nhiên từ vi khuẩn đối kháng và vi khuẩn nội sinh phòng trừ bệnh hại, bên cạnh các nghiên cứu cơ bản về ứng dụng polyme sinh học phát triển thuốc bảo vệ sinh học phục vụ nông nghiệp hữu cơ.
Tại Hội nghị, các báo cáo đã nhận được nhiều đóng góp, thảo luận và trao đổi sôi nổi. Sau khi nghe 11 báo cáo nổi bật được trình bày tại hội nghị, TS. Lê Mai Nhất trình bày báo cáo các hoạt động KHCN do Viện Bảo vệ thực vật đã được thực hiện trong năm 2023.
Phát biểu tổng kết Hội nghị, TS. Hà Minh Thanh đánh giá cao các báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị, các báo cáo viên đã chuẩn bị nghiêm túc và trình bày rõ ràng. Từ các kết quả đã đạt được TS. Hà Minh Thanh tin tưởng rằng toàn thể các nghiên cứu viên của Việnsẽ tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần nghiên cứu khoa học để trong năm 2024 có nhiều kết quả và sản phẩm cụ thể, chất lượng hơn.
Một số hình ảnh tại Hội Nghị:
Toàn cảnh Hội Nghị
Báo cáo viên trình trình tại Hội Nghị
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai