Đến dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Thanh An, trợ lý trưởng đại diện ACIAR tại Việt Nam, đại diện cơ quan tài trợ; TS. Phạm Thị Vượng, phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật- cơ quan chủ trì dự án; đại diện Hội làm vườn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; công ty giống cây trồng Sơn La; công ty giống cây trồng Lào Cai; một số hộ nông dân trực tiếp tham gia thực hiện dự án tại huyện Cao Phong, Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và các cán bộ thực hiện dự án thuộc các viện Bảo vệ thực vật, viện Nghiên cứu rau quả
Hội thảo đã nghe ông Robert Nissen, Nghiên cứu viên cao cấp, Trạm nghiên cứu cây ăn quả á nhiệt đới Maroochy, Nambour, Queensland, Úc – chủ nhiệm dự án, đánh giá tổng quan kết quả 2 năm thực hiện dự án tại Úc và Việt Nam; nghe và thảo luận 7 báo cáo về kết quả bước đầu nghiên cứu tuyển chọn gốc ghép thích hợp cho hồng không chát, kết quả ghép cải tạo hồng địa phương bằng các giống hồng Fuyu và Jiro; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới thâm canh hồng không chát; sâu, bệnh hại hồng; kỹ thuật thu hái và bảo quản hồng không chát.
Trước thời gian diễn ra hội thảo, ông Robert Nissen cùng TS. Lê Đức Khánh và một số cán bộ thực hiện dự án của viện BVTV đã đi kiểm tra thực địa tại các vườn mô hình ở các địa phương như Mai Sơn, Mộc Châu - Sơn La; Đà Bắc, Cao Phong - Hoà Bình; Lục Ngạn – Bắc Giang; phỏng vấn nông dân và cán bộ kỹ thuật về tình hình phát triển hồng; kỹ thuật quản lý vườn quả; sâu bệnh hại; chất lượng quả và tình hình tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương.
Năm 2009, dự án phải khắc phục hậu quả do thời tiết bất lợi và trận lụt lịch sử đầu tháng 11 năm 2008. Tuy vậy, dự án vẫn hoàn thành tốt các nội dung đã đặt ra.
Hội thảo đã thảo luận và đưa ra kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án trong năm 2010, bao gồm:
- Tập trung đánh giá, tuyển chọn nhanh gốc ghép thích hợp với hồng không chát;
- Theo các thời kỳ phát triển của hồng không chát và hồng địa phương tại một số tiểu vùng có độ cao khác nhau;
- Xác định các đối tượng sâu bệnh hại quan trọng và đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất.
- Tập huấn cho nông dân và cán bộ kỹ thuật tại một số điểm dự án triển khai về kỹ thuật nhân giống hồng không chát, thiết kế vườn quả, kỹ thuật ghép cải tạo, đốn tỉa huấn luyện cây, quản lý tán cây, kỹ thuật bón phân và tưới nước...
Bộ môn Côn trùng- Viện Bảo vệ thực vật
· Bệnh LSĐ bắt đầu đáng lo ngại khi nhiều diện tích lúa nhiễm bệnh bị nghẽn đòng, không trổ thoát
· Hội thảo đầu bờ về kết quả xây dựng mô hình phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại nông hộ ở Hiệp Hòa- Kinh Môn- Hải Dương
· Hội nghị chuyên đề Khoa học
· Đánh giá hiệu quả mô hình ghép cải tạo giống hồng chát địa phương tại Cao Phong, Đà Bắc, Hoà Bình
· Tập huấn, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ Kỹ thuật cơ sở
· Mít tinh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam
· Cập nhật kết quả điều tra nghiên cứu bệnh vi rút lúa lùn sọc đen và một số bệnh vi rút khác hại lúa
· Kết quả sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa cạn LC93-1; LC93-4 tại Champasak – CHDCND Lào năm 2010
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật