Đến dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo của Viện BVTV, Sở KH&CN, Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Cục BVTV tỉnh Hải Dương. Đến dự Hội thảo còn có các cán bộ thực hiện đề tài của Viện BVTV, một số chuyên viên thuộc các Sở của tỉnh Hải Dương cùng rất nhiền bà con nông dân quan tâm đến vấn đề bảo quản hành tỏi là yêu cầu cấp bách nhất của nông dân huyện Kinh môn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Viện BVTV đã xác định có 6 loài bệnh gây hại trên hành tỏi trong quá trình bảo quản, trong đó gây hại nặng nhất trên hành là bệnh thối ướt do vi khuẩn Erwinia carotovora Jones và nấm Aspergilus niger. Toàn thể Hội nghị đã thăm quan các mô hình bảo quản hành tỏi khô được thực hiện tại một số nông hộ ở HTX Hiệp Hòa : i)Mô hình 1 sử dụng thuốc Kocide 53.8 DF được thực hiện ở 2 nông hộ với số lượng 10 tấn, ii) Mô hình 2 sử dụng thuốc Thuốc 32 WP được thực hiện ở 3 nông hộ với số lượng 15 tấn, iii) Mô hình 3 để trên giàn nơi thoáng mát theo nông dân (đối chứng). Sau 3 tháng bảo quản, kết quả cho thấy các loại thuốc Balacide 32WP, Kocide 53.8 DF có hiệu quả phòng trừ bệnh cao, tỷ lệ hành tỏi bị thối ở các mô hình thí nghiệm là 2,5%. Còn mô hình đối chứng theo cách bảo quản của dân tỷ lệ bệnh là 12,2%. Điều quan trọng nhất là phân tích dư lượng thuốc BVTV trong hành tỏi được bảo quản trong các mô hình đều cho kết quả âm tính.Hội nghị đã tiến hành thảo luận về hướng bảo quản hành tỏi mới có kết quả khả quan. Trước đây nông dân thường dùng thuốc muỗi để bảo quản và một số loại thuốc khác không rõ nguồn gốc rất độc hại. Tỉnh Hải Dương đánh giá các mô hình được tiến hành rất khoa học, kết quả trên thực tế rất khả quan, cần được nhân rộng trong năm 2010.
Bà con nông dân tham gia Hội thảo đều rất vui mừng trước những kết quả xây dựng mô hình bảo quản hành và tỏi trong năm 2010, với phương pháp bảo quản dễ làm, thuốc bảo quản có thể cung ứng dễ dàng, giá vừa phải, an toàn cho người, gia súc, nông sản và môi trường. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực bảo quản nông sản của Viện BVTV đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của sản xuất hiện nay.
Nguyễn Thị Bình, Phòng KH- HTQT
· Đánh giá hiệu quả mô hình ghép cải tạo giống hồng chát địa phương tại Cao Phong, Đà Bắc, Hoà Bình
· Tập huấn, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ Kỹ thuật cơ sở
· Mít tinh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam
· Cập nhật kết quả điều tra nghiên cứu bệnh vi rút lúa lùn sọc đen và một số bệnh vi rút khác hại lúa
· Kết quả sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa cạn LC93-1; LC93-4 tại Champasak – CHDCND Lào năm 2010
· Hội nghị tổng kết KHCN 5 năm (2006-2010)
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật