KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH
Ngày đăng : 16/08/2017

1. Cơ quan gửi mẫu: Công ty TNHH CIC HIGHLAND

2. Ngày nhận mẫu: 20/07/2017

3. Đơn vị giám định mẫu: Bộ môn Bênh cây, Viện Bảo vệ thực vật

4. Đối tượng cây trồng: Giống chuối Nam Mỹ - Musa cavendish

5. Bộ phận bị hại và triệu chứng:

- Bộ phận bị hại: Lá chuối

- Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những sọc nhỏ màu nâu đỏ, vết bệnh phát triển dần thành các đốm hẹp, dài, màu nâu đỏ tối. Các mô bị bệnh thường hình thành các đốm sọc chết hại màu đen, chạy dọc theo gân lá, xung quanh vết bệnh có quầng vàng (hình 1)



Hình 1. Triệu chứng Sigatoka đen trên lá chuối 


6. Kết quả giám định và đề xuất biện pháp phòng trừ

6.1. Kết quả giám định: Tác nhân gây bệnh là do nấm Mycosphaerella fijiensis (Bộ: CAPNODIALES, Họ: MYCOSPHAERELLACEAE)


 


Hình 2. Quả túi bào tử và bào tử Mycosphaerella fijiensis


6.2. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống sạch bệnh.


- Vệ sinh vườn và tạo độ thông thoáng cho vườn chuối, phát hiện lá bị nhiễm bệnh và tiêu hủy để hạn chế sự lây lan.

- Chọn đất trồng chuối có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm, không nên trồng chuối trên đất chua.


- Cần làm rãnh thoát nước tốt cho vườn chuối, đặc biệt là vào mùa mưa.


- Hố trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục kết hợp với vôi bột, nếu có điều kiện nên bổ sung nấm đối kháng Trichoderma sp. cùng với phân chuồng trước khi trồng. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.


- Khi chuối chớm bị nhiễm bệnh có thể dùng một số hoạt chất như: Mancozeb, Defenoconazol, Hexaconazol, Zinep, Benomyl…nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì, phun định kỳ 2 - 4 tuần/ 1 lần.

Chú ý: Phun ướt đều các lá từ lá già đến các lá non. Đối với những vườn chuối bị nhiễm bệnh nặng, có thể phun lặp lại sau 7 - 10 ngày.


6.3. Kiến nghị


- Chỉ sử dụng nguồn vật liệu nhân giống từ cây khỏe, không bị nhiễm bệnh.
- Thường xuyên theo dõi tình hình bệnh trên đồng ruộng.
Phòng Khoa học và HTQT

Các thông tin khác :
· KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH LÚA SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM
· CẬP NHẬT KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI LÚA Ở BẮC KAN VÀ YÊN BÁI
· ĐẶT MUA TẠP CHÍ 2018
· MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BỌ VÒI VOI HẠI CÂY ĐIỀU TẠI LÂM ĐỒNG
· QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ BỆNH VI RÚT KHẢM LÁ KHOAI MỲ ( KHẢM LÁ SẮN)
· ÁNH TRĂNG ĐOÀN VIÊN
· LÙN SỌC ĐEN ĐÃ XUẤT HIỆN TRÊN NGÔ ĐÔNG
· GS.TS. NGUYỄN HOÀNG TRÍ LÀ NGUỜI CÓ CÔNG ĐẦU TIÊN TRONG VIỆC ĐƯA VIỆT NAM VÀO DANH SÁCH BẢN ĐỒ SINH QUYỂN THẾ GIỚI
· Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ Tỉnh Quảng Ninh bắt đầu thực hiện từ năm 2022
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· RẦY TRẮNG NHỎ HẠI LÚA
· Bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
· HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC
· Thông báo khoá học Laboratory Animal Science sẽ tổ chức tại Viện NC CNSH, Đại học Nông Lâm TP.HCM vào tháng 10
· Thông báo tuyển sinh đi học tại Nhật Bản theo học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2018