Diện tích sản xuất thử được gieo vào đầu tháng 7 (từ ngày 3-7tháng 7). Mặc dù sau khi gieo gặp thời tiết bất thuận (hạn hán 2 tuần ngay sau gieo vào thời gian đầu đến trung tuần tháng 7 và lượng mưa năm 2010 chỉ bằng ½ so với các năm trước) nhưng lúa vẫn phát triển rất tốt. Cuối tháng 9, diện tích giống LC93-1 đã trỗ được khoảng 50 %; giống LC93-4 đang vào chắc.
Việc tổ chức sản xuất thử thành công 2 giống lúa cạn tại Champasak có 2 ý nghĩa lớn: Thứ nhất: trong cùng điều kiện sản xuất của năm nay diện tích lúa nước phụ thuộc nước trời của địa phương phải gieo cấy rất muộn (do mưa muộn) nên hiện tại mới đang ở giai đoạn đẻ nhánh trong khi mùa mưa sắp kết thúc (thông thường mùa mưa chấm dứt vào cuối tháng 10 – đầu tháng 11). Do đó khả năng không cho thu hoạch là rất cao; thứ 2: việc sản xuất thử tiến hành trên diện tích nông trại của SPC trong điều kiện rất thiếu lao động nên toàn bộ quy trình sản xuất từ khi làm đất, gieo hạt, phun thuốc trừ cỏ đến thu hoạch được hoàn toàn cơ giới hóa.
Để giới thiệu cho địa phương nhằm phát triển mở rộng diện tích 2 giống lúa nói trên cho những năm sau (đặc biệt là tận dụng trồng xen trên lô cao su trồng mới), ngày 1/10 Bộ môn Miễn dịch đã phối hợp với SPC Lào tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan 2 giống lúa này cho các huyện thuộc tỉnh Champasak, các công ty cao su của Việt nam đang có các dự án phát triển ở các tỉnh Nam Lào. Tham gia hội thảo có các đại biểu thuộc Sở Nông nghiệp, sở Địa chính, văn phòng tỉnh và đại biểu của các huyện Pakthumpon, Paksong, Bachien tỉnh Champasak, các công ty gồm Công ty cao su Việt- Lào, Công ty cao su Đăklak, Công ty cao su Phú Riềng, Tổng đội thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh... Sau khi thăm thực địa, tận mắt chứng kiến sinh trưởng phát triển của 2 giống lúa, các đại biểu đã đánh giá rất cao 2 giống lúa cạn LC 93-1 và LC 93-4 (sinh trưởng khỏe, sạch sâu bệnh, chịu hạn tốt và năng suất dự kiến đạt trên 5 tấn/ha). Rất nhiều ý kiến tham gia thảo luận, tập trung vào các nội dung như quy trình kỹ thuật, phạm vi ứng dụng và đề nghị cho phát triển mở rộng diện tích các giống lúa này cho những năm sau trên địa bàn tỉnh để giải quyết an ninh lương thực.
Th.s. Đinh Văn Thành
· 9 Nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp năm 2023
· Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ACIAR–Việt Nam
· CHUYÊN GIA NGA SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· ACIAR in Vietnam Strategy 2017–2027
· Thông báo Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2022 – VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· WORKSHOP ON MANAGEMENT OF BACTERIAL DISEASES IN BANANA
· TUYỂN CHỌN CHUYÊN GIA KỸ THUẬT VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG TIẾNG TÂY BAN NHA LÀM VIỆC TẠI CUBA NĂM 2023
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật