Kiểm tra tiến độ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu đặc điểm chính và giải pháp quản lý bền vững sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại Sơn La và miền núi phía Bắc”
Ngày đăng : 24/10/2023

Ngày 17/10/2023, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia “Nghiên cứu đặc điểm chính và giải pháp quản lý bền vững sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại Sơn La và miền núi phía Bắc”. Tham gia đoàn kiểm tra có đại diện Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Vụ phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương; ông Lưu Bình Khiêm - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, TS. Nguyễn Văn Liêm Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật.

Đoàn công tác kiểm tra mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu

Đoàn công tác kiểm tra mô hình thử nghiệm sử dụng thiên địch phòng trừ tổng hợp sâu keo mùa thu hại ngô

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm chính và giải pháp quản lý bền vững sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại Sơn La và miền núi phía Bắc” do Viện Bảo vệ thực vật chủ trì, ThS Phạm Duy Trọng làm chủ nhiệm được triển khai từ tháng 10/2021. Đơn vị chủ trì thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát lựa chọn và xây dựng mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu theo hướng bền vững trên diện tích thâm canh ngô của 10 hộ nông dân tại Tiểu khu 84/85 thị trấn Nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La với tổng diện tích 10,2 ha, trong đó có sử dụng giống ngô kháng sâu như VS201, NK9955S, DK6919S... đồng thời, sử dụng các biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo trồng bằng thuốc Fortenza Duo 480FS, sử dụng bẫy Pheromone liên tục trên toàn bộ vùng trồng ngô, bảo vệ sử dụng thiên địch và các biện pháp hóa học.

Ông Lưu Bình Khiêm - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La phát biểu tại buổi kiểm tra

Qua kiểm tra thực tế mô hình trồng ngô có áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, đoàn kiểm tra đánh giá cao những kết quả mà đề tài, đồng thời đề nghị đơn vị chủ trì thực hiện bổ sung biển báo về giống, địa danh, quy mô diện tích, thời vụ gieo trồng tại các mô hình. Đối với mô hình đối chứng cần cùng điều kiện hoàn cảnh để có cơ sở đánh giá năng suất, hiệu quả sát với thực tế. Bổ sung các số liệu về thống kê năng suất, hiệu quả cũng như các chỉ tiêu về chất lượng của ngô sinh khối tại các mô hình gắn với việc duy trì cung cấp thức ăn nhằm phát triển đàn bò, đặc biệt là đàn bò sữa tại các hộ gia đình. Tiếp tục phối hợp với các hộ dân trong việc triển khai mô hình để có sức lan toả, hướng đến nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

Nguồn: https://sokhoahoc.sonla.gov.vn/

Các thông tin khác :
· Hội nghị Côn trùng học Quốc gia năm 2023
· LỄ KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT (1968 – 2023) VÀ ĐÓN NHẬN CỜ THI ĐUA CỦA BỘ TRƯỞNG
· Thư cảm ơn
· Nông dân thành 'bác sỹ cây trồng', cây có múi thoát vòng vây dịch bệnh
· Bộ NN&PTNT bàn giải pháp phát triển thuốc BVTV sinh học
· Xu hướng chuyển đổi chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo
· Vietnam - The Road to Rice Transformation
· Việt Nam nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật sinh học nhiều nhất từ Trung Quốc
· Đẩy mạnh sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phát triển nông nghiệp xanh
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật