Thành phần tham dự gồm có: Ông Sầm Văn Minh – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp& PTNT huyện Quỳ Hợp; Ông Phan Thanh Tâm – Trưởng Trạm Khuyến nông - Quỳ Hợp; TS. Nguyễn Văn Liêm – Phó Viện trưởng Viện Bảo Vệ Thực Vật: Th.S. Nguyễn Thị Vân cùng cộng sự trong nhóm nghiên cứu cây lạc – Bộ môn Miễn Dịch Thực Vật – Viện Bảo Vệ Thực Vật, Đài truyền hình huyện Quỳ Hợp: Bí thư, chủ tịch UBND, Ban quản lý các HYTX; Hội nông dân; Hội phụ nữ cùng hàng trăm lượt bà con nông dân 2 xã Tam Hợp và Thọ Hợp và Châu Lộc nơi triển khai mô hình cũng về tham dự hội nghị.
Từ năm 2009 - 2011, nhóm nghiên cứu cây lạc – Bộ môn Miễn Dịch Thực Vật – Viện Bảo Vệ Thực Vật đã tiến hành thử nghiệm và triển khai nhiều thí nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn biện pháp canh tác lạc các giống L14 và L23 tại các xã Tam Hợp, Thọ Hợp và Châu Lộc của huyện Quỳ Hợp. Mô hình canh tác 2 giống lạc mới L14 và L23 áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các cơ quan chức năng, các Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan và sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân thuộc 3 xã tham gia dự án. Ban chủ nhiệm dự án cùng bà con nông dân tham gia mô hình có mặt đông đảo trong Hội nghị tỏ ra rất hân hoan, phấn khởi tay trong tay trước những thành tựu đã gặt hái được trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Quỳ Hợp- Nghệ An là một trong những huyện gánh chịu hâụ quả nặng nề nhất đặc biệt từ năm 2009- 2010.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Thanh Tâm – Trạm trưởng trạm Khuyến nông Quỳ Hợp cho biết: “ Trong tình hình điều kiện thời tiết bất thuận, rét đậm kéo dài đầu vụ đã gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp không chỉ ở Nghệ An mà còn ở nhiều tỉnh thành khác, cây lạc ở một số nơi cho năng suất rất thấp thậm chí không cho thu hoạch nhưng các diện tích lạc tại huyện Quỳ Hợp tham gia mô hình vẫn cho năng suất rất cao, giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu tính sơ bộ, mỗi hecta trồng lạc tham gia mô hình đã cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng. Với hiệu quả như vậy, cây lạc hoàn toàn có thể trở thành cây làm giàu cho bà con nông dân Quỳ Hợp. Đó là kết quả rất đáng ghi nhận và là tiền đề để tiếp tục giữ vững và mở rộng diện tích trồng lạc trong các vụ tới.”
Cùng chung quan điểm với ông Tâm, Ban quản lý các HTX và bà con nông dân thuộc các xã Tam Hợp, Thọ Hợp và đặc biệt là bà con cùng tham gia trong mô hình sản xuất lạc che phủ nilon 6,5 hecta tại xã Châu Lộc tỏ ra rất vui mừng với kết quả đạt được. Các hộ nông dân ở đây cho biết, năm nay, nhờ áp dụng theo các tiến bộ kỹ thuật trong mô hình của Viện Bảo Vệ Thực Vật đã tập huấn mà năng suất lạc đã tăng lên khoảng 40 - 50 kg/sào, từ 80- 120 kg/sào trước đây lên 160 – 170 kg/sào. Với kết quả này, các tiến bộ kỹ thuật theo mô hình sẽ tiếp tục được bà con nông dân áp dụng vào sản xuất lạc trong những năm tiếp theo với niềm tin vào những vụ mùa bội thu, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống.
Bộ môn Miễn Dịch Thực Vật
· Phòng trừ rệp sáp hại cà phê bằng chế phẩm sinh học nấm ký sinh côn trùng
· Thông báo tuyển dụng viên chức năm 2011
· RẦY TRẮNG NHỎ HẠI LÚA
· THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
· Bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa
· Viện Bảo vệ thực vật tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất
· THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TUẦN TỪ NGÀY 6 – 13 THÁNG 2 NĂM 2014 tại Long An
· Kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai