Viện Bảo vệ thực vật, tiền thân là Ban Bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, được thành lập ngày 9 tháng 2 năm 1968 theo Nghị định số 24 CP của Chính phủ và được sắp xếp lại tổ chức theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BNN, ngày 09 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưỏng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hiện nay, Viện là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Với bề dày lịch sử gần 55 năm xây dựng và phát triển, Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về bảo vệ thực vật, đồng thời có nhiều quy trình kỹ thuật được công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới và có nhiều đóng góp cho khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ chât lượng cao và góp phân vào sản xuất nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, Viện đã thường xuyên điều tra và phát hiện các loài mới, mới nổi và loài ngoại lai xâm lấn gây hại cày trông đê có tư vấn sớm cho cơ quan cấp trên cũng như đề xuất các giải pháp cấp bách cho các địa phương quản lý sinh vật gây hại kịp thời.
Để tiếp tục chuyển giao các kết quả nghiên cứu và bài học thực tiễn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật cho cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu sinh, sinh viên trong ngành hoặc những công dân Việt Nam có mong muốn phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả. Viện Bảo vệ thực vật tổ chức khóa học ngắn hạn “Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật phòng chống côn trùng”
Giảng viên: Các chuyên gia đầu ngành về côn trùng học thuộc Viện Bảo vệ thực vật và các tổ chức khác trong nước.
Thời gian khóa đào tạo: 2 tuần
Thời gian dự kiến khai giảng: tháng 4 năm 2022
Địa điểm: Viện Bảo vệ thực vật, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Kinh phí: 5.000.000 đồng/học viên và được thực hiện theo Thông tư 51/2008/TT- BTC, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
Trân trọng kính mời các đơn vị/cá nhân có nhu cầu đăng ký tham dự lớp học.
Thời gian đăng ký: Đến hết ngày 18/03/2022
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Lê Mai Nhất - Viện Bảo vệ thực vật;
Điện thoại: 0912467731; Email: nhatnipp@yahoo.com;
Xem chi tiết thông báo tại đây
· Hàng nghìn ha lúa ở miền Tây hư hại do muỗi hành
· Thông báo lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022
· Chuyên gia của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thăm và làm việc tại Viện Bảo vệ thực vật
· Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
· Hợp tác nghiên cứu, xây dựng mô hình, phát triển sản phẩm
· Nghiên cứu biện pháp phòng chống rệp sáp giả (Pseudococcidae) gây hại một số loại cây ăn quả quan trọng theo hướng sinh học
· THĂM MÔ HÌNH TRỒNG NA, ỔI VÀ BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2021 TẠI SỞ KH&CN TỈNH HẢI DƯƠNG
· MINI – CONFERENCE ON AGROECOLOGICAL CROP PROTECTION (ACP): THE CASE OF FALL ARMYWORM (Spodoptera frugiperda) AND FRUIT FLIES
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· RẦY TRẮNG NHỎ HẠI LÚA
· Bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
· HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC
· Thông báo khoá học Laboratory Animal Science sẽ tổ chức tại Viện NC CNSH, Đại học Nông Lâm TP.HCM vào tháng 10
· Thông báo tuyển sinh đi học tại Nhật Bản theo học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2018