NGHIỆM THU QUY TRÌNH KỸ THUẬT CỦA ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÙNG RỄ TRÊN CÂY CAM, QUÝT TẠI TỈNH HÒA BÌNH”
Ngày đăng : 17/09/2020

     Viện Bảo vệ thực vật tổ chức họp Hội đồng KHCN cấp cơ sở đánh giá, nghiệm thu 02 quy trình kỹ thuật của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính vùng rễ trên cây cam, quýt tại tỉnh Hòa Bình”, do TS. Lê Xuân Vị - Viện Bảo vệ thực vật chủ trì. Thành phần Hội đồng nghiệm thu gồm: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Bảo vệ thực vật. Nhóm thực hiện đề tài đã trình bày báo cáo cơ sở khoa học để xây dựng quy trình. Trên cơ sở đó Hội đồng đã thảo luận và đánh giá các quy trình như sau:
1. Quy trình kỹ thuật “Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) có ứng dụng chế phẩm sinh học đối với cây cam, quýt ở thời kỳ (vườn kinh doanh cây hơn 5 năm tuổi)” đã tích hợp được nhiều biện pháp mà sản xuất đang áp dụng, bổ sung được các nội dung kết quả nghiên cứu mới như sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý bệnh hại vùng rễ cam quýt một cách an toàn, bền vững. Áp dụng quy trình để xây dựng mô hình cam quýt trên đất trồng mới và đất tái canh với tổng diện tích là 4 ha có hiệu quả phòng trừ bệnh đạt cao nhất là 80,9% và hiệu quả kinh tế tăng hơn so với đối chứng là 38,23% (mô hình trên đất trồng mới) và 27,31% (mô hình trên đất tái canh). Quy trình đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu.
2. Quy trình kỹ thuật “Sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học mới trên cây cam, quýt tại Hòa Bình” đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khoa học và thực tiễn, tạo ra được chế phẩm BIOCAM hiệu quả cao trong phòng chống bệnh vàng lá thối rễ, đã nhân và ứng dụng chế phẩm BIOCAM vào xây dựng thành công mô hình và lan tỏa vào sản xuất. Áp dụng đúng quy trình tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo ra, quy trình có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất chế phẩm sinh học.
Hội đồng KHCN Viện Bảo vệ thực vật đánh giá cao 02 quy trình kỹ thuật trên và đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình nghiệm thu quy trình cấp tỉnh, làm cơ sở pháp lý chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất và tiến hành sản xuất chế phẩm ở quy mô công nghiệp để cung ứng cho các vùng trồng cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi…).

                                                                                                Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế - Viện BVTV

Các thông tin khác :
· BỆNH VÀNG LÁ CÂY CÓ MÚI ĐANG ĐE DỌA NGHIÊM TRỌNG
· TUYỂN CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM Trichodesma aspereiium VỚI NẤM Fusarium solani GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TẠI HÒA BÌNH
· HỘI THẢO GIỚI THIỆU QUY TRÌNH PHÒNG CHỐNG TỔNG HỢP SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ
· NGHIỆM THU KẾT QUẢ ĐÊ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC THANH NIÊN
· QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ VIỆN TRƯỞNG MỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· NGHIỆM THU CẤP CỞ SỞ ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) SÂU ĐỤC THÂN MÍA BỐN VẠCH ĐẦU NÂU (CHILOTUMIDICOSTALIS) VÀ BỆNH TRẮNG LÁ MÍA (PHYTOPLASMA) Ở VIỆT NAM
· ỨNG DỤNG TRÌNH TỰ COI CHO VIỆC ĐỊNH LOẠI MẪU LOÀI BỌ XÍT MUỖI HELOPELTIS SP GÂY BỆNH HẠI TRÊN CÁC CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TẠI LÂM ĐỒNG
· MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY BA KÍCH TÍM (MORINDA OFFICINALIS HOW.) TẠI QUẢNG NINH
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai