Điểm điều tra |
Huyện |
Xã |
Tỷ lệ cây lúa bị vàng lá (%) |
Mật độ rầy hại lúa các loại (con/m2) |
||
Hiệp hòa |
Rầy xanh đuôi đen (RXĐĐ) |
Rầy lưng trắng (RLT) |
Rầy nâu (RN) |
|||
1 |
Hoàng Lương |
3,3 |
6 |
11 |
2 |
|
2 |
5,2 |
20 |
21 |
23 |
||
3 |
Thái Sơn |
3,3 |
2 |
2 |
1 |
|
4 |
4,0 |
16 |
6 |
5 |
||
5 |
Hòa Sơn |
48 |
8 |
16 |
1 |
|
6 |
55 |
25 |
1 |
1 |
||
7 |
41 |
21 |
3 |
2 |
||
8 |
Quang Minh |
6,6 |
9 |
2 |
3 |
|
9 |
Hợp Thịnh |
3,3 |
5 |
4 |
2 |
Ghi chú: ·
Theo thông báo của Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang, cho tới thời điểm hiện nay (25/7/2013) đã có 10 xã trên tổng số 25 xã của huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đã xuất hiện bệnh vàng lá. Theo ghi nhận của cán bộ khuyến nông xã và Trạm BVTV Hiệp Hoà thì có xuất hiện RXĐĐ từ giai đoạn mạ.
- Theo ghi nhận của cán bộ Viện BVTV: Bênh ghi nhận từ đầu tháng 7 và có chiều hướng phát triển mạnh.
Kết quả điều tra bệnh (dựa vào triệu chứng điển hình trên cây lúa):
- Trong tất cả các lần điều tra thấy: Giống lúa Khang dân bị vàng lá nhiều hơn các giống lúa khác.
- Lần 1 (ngày 6/7/2013) tại xã Hoà Sơn:
o Bệnh vàng lá di động mới xuất hiện lác đác, ghi nhận 3/7 ruộng điều tra có xuất hiện các triệu chứng điển hình của vi rút vàng lá di động với tỷ lệ bệnh dưới 1%. Ghi nhận rầy xanh đuôi đen (RXĐĐ) xuất hiện (chủ yếu rầy trưởng thành, có rầy tuổi 3-4) với mật độ 7-15 con/m2. Kết quả giám định mẫu lúa bằng RT-PCR cho kết quả dương tính với vi rút vàng lá di động (RTYV).
o Ghi nhận 1 cây lúa biểu hiện các triệu chứng điển hình nhiễm vi rút lúa lùn sọc đen phương nam. Kết quả giám định mẫu lúa này bằng RT-PCR cho kết quả dương tính với vi rút lúa lùn sọc đen phương nam (SRBSDV).
o Điều tra các điểm khác không ghi nhận các triệu chứng tương tự.
- Lần 2 (ngày 12/7/2013) cũng tại xã Hoà Sơn:
o Bệnh vàng lá di động (RTYV) đã xuất hiện với tỷ lệ cao hơn hẳn (1 – 3%). Tấn xuất bắt gặp trên các ruộng đều tăng lên.
o Bệnh lùn sọc đen phương nam (SRBSDV) cũng gia tăng đáng kể. Tại cùng khu ruộng điều tra lần trước và các ruộng lân cận, tỷ lệ bệnh bình quân từ 0,5 – 1,5%. Rầy lưng trắng chủ yếu ở tuổi 2-4, mật độ bình quân 3 – 7 con/m2.
o Kết quả giám định mẫu lúa thu thập ở đợt điều tra lần 2 với hai loại triệu chứng, bằng kỹ thuật RT-PCR đều cho kết quả dương tính với vi rút vàng lá di động và Lùn sọc đen phương nam (LSĐ-PN).
-Lần 3 (ngày 19/7/2013): tỷ lệ bệnh vàng lá di động tăng lên đáng kể so với 2 lần trước.
Kết quả điều tra ở bảng 1.
Kết quả giám định triệu chứng và bằng RT-PCR tại Viện BVTV cho thấy:Bệnh Vàng lá di động (VLDĐ)-RTYV
-Triệu chứng: Cây lúa nhiễm bệnh ở giai đoạn này không sai khác về chiều cao so với cây khoẻ. Các lá mới hình thành xuất hiện triệu chứng biến vàng hoặc khảm vàng từ chóp lá xuống, thường triệu chứng này xuất hiện trên lá thứ 2 xuống trong khi lá ngọn vẫn xanh. Cây biểu hiện triệu chứng nặng hơn có số lá vàng nhiều hơn và các lá có xu thế xoè ngang. Trên các giống lúa khác nhau, màu sắc (màu vàng) có thể khác nhau. Thực tế quan sát cho thấy cùng một khu xuộng tại thôn Cậy xã Hoà Sơn (điểm điều tra số 5 – 7) màu vàng đậm hơn trên giống Khang Dân so với giống nếp địa phương (so sánh giữa các cây lúa có số lá vàng cũng như diện tích bị vàng lá là tương đương nhau).Trên ruộng lúa nhiễm bệnh có mật độ rầy xanh đuôi đen cao. Ruộng càng nặng, mật số rầy có xu thế càng cao.
- Giám định tại Viện BVTV bằng phương pháp RT-PCR đã cho kết quả dương tính rõ nét với bệnh vàng lá di động (hình 1)
Bệnh Lùn sọc đen phương nam (LSĐPN) -SRBSDV
- Triệu chứng: Cây lúa nhiễm bệnh ở giai đoạn này biểu hiện các triệu chứng như thấp lùn, lá xanh đậm, đẻ nhánh bình thường, một số lá mới xuất hiện các vệt đốm gỉ sắt và phiến lá biến vàng từ chóp lá vào. Muộn hơn, một số chóp lá xoắn, một số lá có thể có triệu chứng rách mép lá. Trên ruộng xuất hiện nhiều rầy lưng trắng hơn các ruộng khác.
- Giám định: Kết quả giám định mẫu lúa tại Viện BVTV bằng phương pháp RT-PCR đã cho kết quả dương tính rõ nét với LSĐPN (hình 1) .
Hình 1. Kết quả giám định mẫu có triệu chứng giống lùn sọc đen phương nam (Trái: (B) là mẫu đối chứng bệnh LSĐ-PN, 1 và (R) là mẫu giám định với cặp mồi đặc hiệu cho vi rút LSĐ-PN và LXL, (H) là mẫu đối chứng khoẻ, M là marker); và mẫu có triệu chứng giống vàng lá di động (Phải: 1~3 là mẫu giám định với cặp mồi đặc hiệu cho vi rút vàng lá di động, (+) là mẫu đối chứng dương với vi rút LSĐ-PN, M là marker).
Dựa trên kết quả giám định, khẳng định đã có sự hiện diện của vi rút vàng lá di động và lùn sọc đen phương nam trên các điểm điều tra.Kết quả giám định 2 mẫu rầy xanh đuôi đen (RXĐĐ) thu tại xã Hoà Sơn (ngày 19/7) và xã Quang Minh (ngày 19/7) cho kết quả 2/20 và 1/20 rầy dương tính với vi rút vàng lá di động. Kết quả giám định 1 mẫu rầy lưng trắng (RLT) thu tại Hoà Sơn (ngày 6/7) không ghi nhận sự hiện diện của vi rút LSĐ-PN trong rầy, có thể cây lúa nhiễm bệnh thu được đã do RLT di trú truyền bệnh từ giai đoạn mạ, tỷ lệ cây bệnh trên đồng ruộng tại thời điểm điều tra quá thấp, dẫn tới xác suất bắt gặp rầy mang vi rút trong quần thể RLT trên ruộng là rất thấp.
Tình hình rầy các loại trên thực địa:Tại các điểm điều tra, mật độ RXĐĐ (môi giới truyền bệnh vàng lá di động) khá cao so với các vụ trước, từ 15-30 con/m2. Mật độ rầy nâu (RN) thấp. Tương quan mật độ giữa các loài rầy cũng tương ứng với tỷ lệ nhiễm vàng lá di động tại các điểm điều tra. Những điểm có tỷ lệ VLDĐ cao có mật độ RXĐĐ cao và mật độ RLT và RN lại thấp hơn hẳn.
Kế hoạch thực hiện trong thời gian tới:
- Tiếp tục điều tra định kỳ tại các điểm trên huyện Hiệp Hoà, mở rộng điều tra trên tất cả các huyện của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh trồng lúa trên toàn Miền Bắc, đặc biệt quan tâm các địa điểm đã xác định chính xác có bệnh bằng RT-PCR.
- Tiến hành đồng thời thu mẫu môi giới tại vùng có bệnh và môi giới ngoài vùng có bệnh, giám định bằng RT-PCR, xác định tỷ lệ rầy mang vi rút nhằm định hướng quản lý rầy và bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với cán bộ chi Cục BVTV Bắc Giang và Trạm BVTV huyện Hiệp Hoà để tiến hành các nội dung trên, đồng thời kết hợp phân tích các dữ liệu nhằm đề xuất phương án chỉ đạo nông dân phòng trừ kịp thời có hiệu quả rầy môi giới nhằm chủ động quản lý có hiệu quả bệnh vi rút.
Đề xuất của Viện:
- Đề nghị tỉnh Bắc Giang cần điều tra nắm bắt tính hình phát sinh của bệnh trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa phương đã bị bệnh hại nặng trong các năm trước đây, chỉ đạo triệt để thu gom và tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng. Nơi mật độ thấp, nhổ bỏ những cây nào bị vàng đem vùi xuống bùn, hoặc mang về đốt, không vứt trên bờ ruộng.
- Phun thuốc hóa học (ưu tiên thuốc lưu dẫn, kết hợp thuốc tiếp xúc ở những điểm có mật độ rầy cao) bao vây vùng dịch, tránh rầy di chuyền sang khu vực sạch bệnh.
- Điều tra, đặt bẫy, theo dõi chặt chẽ quần thể rầy trên đồng ruộng để kịp thời phòng chống.
- Chăm sóc lúa để tăng cường tính chống chịu của cây, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra.
· Gặp mặt cán bộ hưu trí và cán bộ được điều động công tác mới
· Viện Bảo vệ thực vật thông báo mời thầu gói thầu
· Thông báo mời thầu
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC 2009-2010
· THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
· Đáp số bệnh mới hại lúa
· KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN HIỆN TƯỢNG “VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ” HẠI LÚA Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
· Đoàn cán bộ Nigeria thăm và làm việc với Viện Bảo vệ thực vật
· Giới thiệu một số nguồn nấm ký sinh côn trùng có tiềm năng...
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Hội thảo tham vấn về tuyến trùng hại hồ tiêu, cà phê và kinh nghiệm phòng trừ tại Tây Nguyên
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· THÔNG BÁO MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ cao cấp của chính phủ Banladesh
· Chuyến thăm của đoàn cán bộ Viện BVTV tới Cục Bảo vệ thực vật