Diễn biến của bệnh khảm lá vi rút sắn tại Campuchia và nguy cơ lây lan sang Việt Nam
Ngày đăng : 08/08/2017

BÁO CÁO
Din biến ca bnh khm lá vi rút sn ti Campuchia và
nguy cơ lây lan sang Vit Nam


I. Các thông tin chính về bnh khm lá vi rút sn
1. Tình hình gây hi ca bnh khm lá vi rút sn trên thế gii

Bệnh khảm lá vi rút sắn (Cassava Mosaic Virus - CMV, sau đây gọi là bệnh) là một trong những bệnh vi rút hại cây trồng nguy hiểm nhất trên thế giới (Legg et al., 2006). Bệnh hại sắn ở Châu Phi và Ấn Độ do một trong ba chủng vi rút thuộc họ Geminiviridae gây ra bao gồm: African Cassava Mosaic Virus (ACVM), East African Cassava Mosaic Virus (EACMV) và Indian Cassava Mosaic Virus (ICMV). Bệnh lần đầu tiên được ghi nhận tại Tanzania năm 1894, sau đó được phát hiện ở Ấn Độ, Sri Lanka, các đảo thuộc Ấn Độ Dương và hầu hết các nước Châu Phi bao gồm Benin, Cameroon, Chad, Ghana, Malawi, Nigeria, Uganda, Tanzania và Zambia (Harrison et al., 1997; Ogbe et al., 1996, 1997; Swanson and Harrison, 1994). Diện tích bị nhiễm bệnh khoảng 2,6 triệu km2 và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế ước tính khoảng 1,9-2,7 tỷ US$.
2. Triu chng

Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên lá với những vết vàng loang lổ xen lẫn phần xanh, lá già có màu vàng hoặc gần như trắng nhạt, lá bị biến dạng, nhăn nheo và nhỏ hơn so với lá bình thường. Khi cây bị nhiễm bệnh nặng, có thể gây chết hoại từng phần của cây và làm cho cây còi cọc và kém phát triển (hình 1).

3. Phổ ký chủ và phương thức lan truyn bnh

- Ngoài cây sắn, bệnh gây hại trên một số cây trồng khác thuộc họ Thầu dầu như Jatropha. - Bệnh lan truyền chủ yếu qua hom giống đã nhiễm bệnh, bọ phấn trắng Bemisia
tabaci, và qua các vết thương cơ giới. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh trên cây sắn ở Châu Phi (Pita et al., 2001).
4. Din biến ca bnh ti Campuchia và khả năng lây lan sang Việt Nam

Năm 2015, nhóm tác giả thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Viện Khoa học Côn trùng, Trung Quốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh trên sắn tại tỉnh Ratanakiri của Campuchia và đã giám định chủng Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) là nguyên nhân gây bệnh (Wang et al., 2015). Bằng kỹ thuật phân tử, chuyên gia của CIAT cũng đã phát hiện thấy sự có mặt của chủng vi rút SLCMV từ cây sắn chưa biểu hiện triệu chứng thu tại 4 tỉnh khác của Campuchia với tần suất xuất hiện thấp hơn so với tỉnh Ratanakiri. Đến tháng 3 năm 2017, theo báo cáo tại Hội nghị Phát triển và phổ biến hệ thống
sản xuất bền vững theo hướng quản lý dịch hại xâm lấn trên cây sắn ở Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan, bệnh đã lây lan và gây hại nặng tại 5 tỉnh của Campuchia bao
gồm: Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Kapom Thom và Stung Treng; trong đó, có 3 tỉnh
Ratanakiri, Mondulkiri và Kratié giáp ranh với các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông và Tây Ninh của Việt Nam (hình 2).

Theo nguồn tin không chính thức, bệnh cũng đã xuất hiện tại một số vùng trồng
sắn của Lào giáp ranh với tỉnh Natarakiri và Stung Treng của Campuchia. Do bệnh được lan truyền qua quá trình vận chuyển hom giống và các bộ phận khác như lá, củ; và qua bọ phấn trắng (là một loài dịch hại rất phổ biến ở nước ta) nên khả năng lan truyền bệnh từ Campuchia và/hoặc Lào sang Việt Nam và nguy cơ bùng phát thành dịch tại nước ta là rất lớn, trước mắt là các vùng trồng sắn ở các tỉnh biên giới giáp ranh với Campuchia và Lào.
II. Kiến ngh

Căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan sang Việt Nam của bệnh, Viện Bảo vệ thực vật kiến nghị một số biện pháp cần thực hiện như sau: - Tăng cường kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu giữa Việt Nam với Campuchia và với Lào; - Không vận chuyển, mua bán, trao đổi sắn giữa Việt Nam với Campuchia và Lào; - Để có biện pháp ngăn chặn hoặc tiêu diệt ổ bệnh kịp thời, Viện Bảo vệ thực vật kính đề nghị Bộ NN&PTNT bố trí kinh phí để tiến hành một số nội dung quan trọng sau: + Điều tra, khảo sát, thu thập mẫu sắn và bọ phấn trắng tại các vùng trồng sắn của Việt Nam; + Ứng dụng kỹ thuật phân tử kiểm tra và phát hiện sự có mặt của vi rút gây bệnh trên các mẫu sắn và bọ phấn trắng thu thập được; phát hiện ổ bệnh; + Khoanh vùng và tiêu diệt ổ bệnh trước khi bệnh lây lan và bùng phát thành dịch. Kính mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Bảo vệ thực vât, Cục trồng trọt và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam quan tâm, chỉ đạo để có biện pháp quản lý bệnh kịp thời và hiệu quả.

Các thông tin khác :
· DỊCH BỆNH LÙN SỌC ĐEN
· Kết quả giám định bệnh hại Sâm Ngọc Linh
· KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH
· KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH LÚA SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM
· Viện Bảo vệ thực vật xác định nguyên nhân gây bệnh vi rút khảm lá sắn tại Tây Ninh
· KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH VI RÚT HẠI LÚA Ở PHÍA BẮC
· CẬP NHẬT KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI LÚA Ở BẮC KAN VÀ YÊN BÁI
· MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ HIỆN TRẠNG BỆNH VI-RÚT LÚA LÙN SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM
· THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH HẠI LÚA TẠI HÀ NỘI
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai