Để duy trì Hội nghị Khoa học thường niên và gắn kết giữa các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học với nhau nhằm chia sẻ, học hỏi và trao đổi thông tin giữa các nhóm. Ngày 15/6/2022 với sự tham dự của TS. Trịnh Xuân Hoạt, Phó Viện trưởng và Phòng Khoa học & Hợp tác Quốc tế, Bộ môn Chẩn đoán Giám định dịch hại và thiên địch đã tổ chức Hội nghị Khoa học Bộ môn do TS. Lê Xuân Vị – Trưởng Bộ môn chủ trì, Hội nghị thông qua một số báo cáo tiêu biểu:
1. Sự xuất hiện, phân bố và giải pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn (CMD) ở Việt Nam (Báo cáo viên: ThS. Lê Thị Hằng)
2. Một số đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hai tua dài, diễn biến và biện pháp phòng trừ trên cây sầu riêng tại Đắk Lắk, năm 2020 -2021 (Báo cáo viên: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa)
3. Kết quả nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh vàng lá chuối ở Vĩnh Phúc (Báo cáo viên: TS. Nguyễn Mạnh Hùng)
4. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng, chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn tại Hải Dương (Báo cáo viên: TS. Nguyễn Mạnh Hùng)
5. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học để quản lý sâu bệnh hại đến cây sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam (Báo cáo viên: ThS. Kim Thị Hiền)
6. Nghiên cứu nguyên nhân bệnh thối nhũn hành tỏi tại Hải Dương và một số tỉnh phía Bắc (Báo cáo viên: TS. Nguyễn Mạnh Hùng)
Hội nghị Khoa học đã nghe các Báo cáo viên trình bày mục tiêu, nội dung, các hoạt động và các kết quả đã thu được của đề tài. Nội dung các kết quả nghiên cứu tập chung vào nghiên cứu: xác định được phân bố và đa dạng của quần thể bọ phấn trắng trên khắp các vùng sản xuất Việt Nam. Từng bước tiếp cận và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán giám định bệnh khảm lá sắn (Srilanka Cassava Mosaic Virus), mở ra con đường mới, cơ hội mới cho các nghiên cứu viên trẻ. Bên cạnh đó, nhóm đề tài cũng đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rệp sáp bột hai tua dài trên cây sầu riêng tại Đắk Lắk, xác định được nguyên nhân gây bệnh héo vàng lá chuối tại Vĩnh Phúc do nấm Fusarium oxysporum f.sp cubenssen (Foc) gây nên gồm chủng 1 (Foc1) chỉ gây hại trên chuối tây và chủng 4 (Foc4) gây hại trên cả nhóm chuối tiêu và chuối tây.
Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu, ghi nhận 9 loài sâu hại chính và 3 loài bệnh hại chính trên cây na tại Hải Dương và biện pháp phòng trừ chúng bằng cách cắt tỉa cành, tạo tán và bao quả ngăn chặn ruồi đục quả na, sử dụng chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao. Mặt khác, nhóm đề tài cũng đã xác định được 9 loài sâu bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh, mô tả được đặc điểm nhận dạng và gây hại của một số loài chính như rệp muội, bệnh chết rạp cây con, thán thư và bệnh gỉ săt…và một số biện pháp sinh học phòng trừ chúng. Đề tài cũng xác định được nguyên nhân bệnh thối nhũn hành tỏi là do vi khuẩn Erwinia carotovora gây bệnh thối nhũn hành, tỏi gây nên tại một số tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An. Hội nghị cũng được nghe các ý kiến thảo luận và chia sẻ thông tin của cán bộ nghiên cứu rất sôi nổi và nhiệt huyết. Sau mỗi báo cáo là thảo luận của Hội nghị được các Báo cáo viên trả lời thỏa đáng.
Kết thúc Hội nghị, thay mặt cho Bộ môn TS. Lê Xuân Vị – Trưởng Bộ môn Chẩn đoán Giám định dịch hại và thiên địch đã cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến đóng góp, kinh nghiệm chia sẻ của các cán bộ nghiên cứu để giúp cho đề tài sẽ triển khai tốt các nội dung nghiên cứu trong thời gian tới và hy vọng Hội nghị Khoa học sẽ luôn được duy trì hàng năm, sẽ có nhiều báo cáo hay và mới hơn nữa.
· Lúa ma bùng phát ở Hà Nam
· Khởi động dự án nâng cao tính bền vững, giá trị cây cà phê, hồ tiêu
· Synergistic Effects of a Root-Endophytic Trichoderma Fungus and Bacillus on Early Root Colonization and Defense Activation Against Verticillium longisporum in Rapeseed
· Design and Validation of Plasmid Vectors for Characterizing Protein–Protein Interactions in Spodoptera frugiperda Insect Cells
· Mapping of Crown Rust (Puccinia coronata f. sp. avenae) Resistance Gene Pc54 and a Novel Quantitative Trait Locus Effective Against Powdery Mildew (Blumeria graminis f. sp. avenae) in the Oat (Avena sativa) Line Pc54
· Gia Lai: Phấn đấu đến năm 2025 mở rộng diện tích chanh dây lên 20.000 ha
· LỄ KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ ĐẠI HỌC TÂY SYDNEY-ÚC
· Bưởi Diễn Hà Nội – Đặc sản có dần bị lãng quên?
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai