HỘI THẢO GIỚI THIỆU QUY TRÌNH PHÒNG CHỐNG TỔNG HỢP SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ
Ngày đăng : 22/09/2020

        Màu xanh của cây ngô với độ dài và to của bắp không bị sâu keo mùa thu gây hại được hòa quện với không khí trong lành và mát mẻ giữa mùa Thu năm 2020 tại xã Sào Báy – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình. Hội thảo càng trở nên vui vẻ, phấn khởi và tràn đầy tiếng cười của người dân nơi đây đã làm cho các cơ quan quản lý, nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật ở địa phương càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để có nhiều tiến bộ kỹ thuật chuyển giao cho người dân. Sau phần tọa đàm trong Hội trường là phần đi thăm mô hình, mặc dù vào trưa, thời tiết có chút oi ả, con đường đến mô hình phải vượt đèo và lội suối nhưng không làm chùn bước một ai. Tại thực địa, mọi người hăng say chi sẻ về kết quả thực hiện, nhóm thực hiện mong muốn truyền tải nhiều kiến thức bổ ích đến người dân, còn người dân thì tha thiết chia sẻ những thành công có được khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Người dân rất cảm kích với các kỹ thuật được chuyển giao và được đầu tư cả về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học. Quy trình kỹ thuật này là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh do TS. Lê Xuân Vị chủ trì và cùng phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV Hòa Bình thực hiện.

Điểm cốt yếu và lưu ý của quy trình kỹ thuật với người nông dân là:
1. Nhận biết được loài sâu keo mùa thu hại ngô
2. Bảo vệ cây ngô sau gieo đến 30 ngày tuổi (đặc biệt giai đoạn cây ngô 3 – 7 lá)
3. Kỹ thuật thu gom ổ trứng, luân canh cây trồng với các loài cây không phải là ký chủ. Kết hợp xới xáo, làm cỏ để diệt nhộng trong đất.
4. Kỹ thuật phun thuốc hóa học khi mật độ sâu keo mùa thu vượt ngưỡng gây thiệt hại kinh tế và phải phun khi sâu non còn nhỏ.
5. Đảm bảo mật độ cây ngô/đơn vị diện tích, nhưng không được gieo hai hạt/hốc và liền nhau, nên gieo hai hạt cách nhau 5 – 10 cm để thuận lợi trong việc tỉa bỏ cũng như dặm cây.
6. Bón phân cân đối và theo đúng quy trình kỹ thuật canh tác cây ngô.

       Các điểm lưu ý như trên đã được đài Truyền hình của tỉnh Hòa Bình ghi lại, dựng phim và phát sóng nhằm tuyên truyền rộng rãi đến người dân trong toàn tỉnh về quy trình phòng chống tổng hợp sâu keo mùa thu hại ngô.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:



TS. Lê Xuân Vị - Giới thiệu quy trình phòng chống tổng hợp sâu keo mùa thu

TS. Hà Minh Thanh – Phó Viện trưởng cùng Đại diện Sở KH&CN Hòa Bình, Chi Cục trồng trọt và BVTV Hòa Bình

                                                                                                            Phòng Khoa học và HTQT - Viện BVTV

Các thông tin khác :
· NGHIỆM THU KẾT QUẢ ĐÊ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC THANH NIÊN
· QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ VIỆN TRƯỞNG MỚI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT
· NGHIỆM THU CẤP CỞ SỞ ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP (IPM) SÂU ĐỤC THÂN MÍA BỐN VẠCH ĐẦU NÂU (CHILOTUMIDICOSTALIS) VÀ BỆNH TRẮNG LÁ MÍA (PHYTOPLASMA) Ở VIỆT NAM
· ỨNG DỤNG TRÌNH TỰ COI CHO VIỆC ĐỊNH LOẠI MẪU LOÀI BỌ XÍT MUỖI HELOPELTIS SP GÂY BỆNH HẠI TRÊN CÁC CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TẠI LÂM ĐỒNG
· MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ CÂY BA KÍCH TÍM (MORINDA OFFICINALIS HOW.) TẠI QUẢNG NINH
· NGHIỆM THU QUY TRÌNH KỸ THUẬT CỦA ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỂ CHẨN ĐOÁN, NHÂN GIỐNG SẠCH BỆNH VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIRUS HỒ TIÊU”
· HỘI THẢO CÔNG NGHỆ SINH HỌC LĨNH VỰC VI SINH - ENZYME
· HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CNSH TRONG LĨNH VỰC VI SiINH - ENZYME
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai