HỘI NGHỊ KHOA HỌC NĂM 2022 CỦA TRUNG TÂM ĐẤU TRANH SINH HỌC
Ngày 26 tháng 12 năm 2022, Trung tâm đấu tranh sinh học đã tổ chức Hội nghị Khoa học với sự tham dự của TS. Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật và Phòng Khoa học & Hợp tác Quốc tế. Hội nghị Khoa học là nơi truyền tải, học hỏi và chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm của các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học. Đồng thời để đánh giá các kết quả hoạt động KHCN trong năm 2022, Trung tâm đấu tranh sinh học đã tổ chức Hội nghị Khoa học Hội nghị thông qua một số báo cáo tiêu biểu như sau:
1. Nghiên cứu quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) hại trên một số cây trồng chủ lực (điều, chè, bo, cà phê chè) tại Lâm Đồng và phụ cận. (Báo cáo viên: TS. Lại tiến Dũng)
2. Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh phục vụ quản lý sản xuất bưởi diễn an toàn tại Hà Nội. (Báo cáo viên: ThS. Hà Thị Thu Thủy)
3. Nghiên cứu xác định nguyên nhân thối hoa, rụng quả non chôm chôm và biện pháp phòng chống hiệu quả tại Bến Tre (Báo cáo viên: ThS. Đỗ Xuân Đạt)
4. Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh họ Bio-VAAS.1 (Báo cáo viên: ThS. Phùng Quang Tùng)
5. Xác định nguyên nhân hiện tượng biến dạng quả măng cụt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và giải pháp khắc phục (Báo cáo viên: ThS. Khúc Duy Hà)
6. Nghiên cứu các giải pháp quản lý hiện tượng thối quả bưởi da xanh sau thu hoạch tại Bến Tre (Báo cáo viên: TS. Phạm Anh Tuấn)
7. Một số kết quả đã có và đề xuất định hướng trong phát triển sản phẩm Bt (Báo cáo viên: TS. Phạm Anh Tuấn)
Hội nghị Khoa học đã nghe các Báo cáo viên trình bày mục tiêu, nội dung, các hoạt động và các kết quả đã đạt được của đề tài. Nội dung các kết quả nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu: Quản lý tổng hợp bọ xít muỗi (Helopeltis spp) trên chè, bơ, điều và cà phê chè. Đề tài đã đề xuất được 4 quy trình quản lý bọ xít muỗi được công nhận là TBKT; Xây 10ha mô hình đối với cây điều tại huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng và Trảng Bom, Đồng Nai, 10ha mô hình đối với cây chè tại Bảo Lộc, Lâm Đồng và Thành phố Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc, 02ha mô hình đối với cây bơ tại Bảo Lâm, Lâm Đồng và 02ha mô hình đối với cây cà phê chè tại Đà Lạt và huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Tất cả các mô hình đều có hiệu quả cao trong phòng trừ và tăng hiệu quả kinh tế từ 21,7% - 31% so với đối chứng; Các giải pháp phòng trừ sâu bệnh phục vụ quản lý sản xuất bưởi diễn an toàn tại Hà Nội. Cắt tỉa cành kết hợp với quét vôi gốc là biện pháp kỹ thuật cần thiết để tăng năng suất và chất lượng quả bưởi Diễn. Tăng 12,7% so với canh tác của nông dân. Sử dụng phân bón hữu cơ là phân cá, phân đậu tương và phân gà đã qua xử lý kết hợp với phân vô cơ giúp tăng năng suất và chất lượng quả bưởi Diễn. Năng suất tăng từ 10,9-12,7%. Tỷ lệ % phần ăn được chiếm từ 57,5-64,3%; Đã điều tra, đánh giá được tình hình sản xuất và thực trạng sâu bệnh hại trên cây chôm chôm tại 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách, tỉnh Bến Tre về; điều kiện tự nhiên, cơ cấu giống, diện tích, năng suất và sản lượng, tình hình sử dụng phân bón, nước tưới và thuốc BVTV, tình hình tiêu thụ và những khó khăn, thuận lợi và mong muốn của người sản xuất chôm chôm hiện nay; Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm Bio-VAAS1. Đã bước đầu chọn được môi trường nhân giống cấp 1,2 trong điều kiện nhiệt độ phù hợp; Xác định được nguyên nhân hiện tượng biến dạng quả măng cụt do tổng hợp các yếu tố cụ thể như sau: Ngoài các yếu tố sinh lý cây trồng, sự mất cân bằng dinh dưỡng từ các nguồn dinh dưỡng trong môi trường đất, phân bón, yếu tố khí hậu và đặc biệt còn có sự gây hại nghiêm trọng của một số sâu bệnh hại: sâu gặm vỏ quả non, rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh thán thư (C. gloeosporioides), bệnh đốm lá, rụng quả non (N. saprophyta) trên quả ngay từ khi đậu quả đến giai đoạn thu hoạch. Hội nghị cũng được nghe các ý kiến thảo luận và chia sẻ thông tin của các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu rất sôi nổi và hăng say. Sau mỗi báo cáo là thảo luận của Hội nghị được các Báo cáo viên trả lời thỏa đáng.
Phát biểu tổng kết Hội nghị, thay mặt cho Trung tâm Đấu tranh sinh học; TS. Lại Tiến Dũng – Giám đốc Trung tâm đã cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu và các cán bộ nghiên cứu để giúp cho đề tài sẽ triển khai tốt các nội dung nghiên cứu trong thời gian tới, đặc biệt là các cán bộ trẻ rất tự tin và đầy nhiệt huyết trong công việc và hy vọng Hội nghị Khoa học sẽ luôn được duy trì hàng năm, sẽ có nhiều báo cáo hay và các nghiên cứu mới thú vị hơn nữa.
Một số hình ảnh tại hội nghị:
TS. Lại Tiến Dũng- Báo cáo đề tài Bọ xít muỗi
· HỌI NGHỊ KHOA HỌC BỘ MÔN BỆNH CÂY VÀ MIỄN DỊCH THỰC VẬT
· Phòng trừ bọ hà trên cây khoai lang: Tín hiệu vui từ một đề tài
· NGHIỆM THU CƠ SỞ ĐỀ TÀI TIỀM NĂNG
· BÀI KỈ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP VIỆN BVTV
· NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHỊ ĐỊNH THƯ HUNGARY
· HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2023
· Kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề tài KHCN
· Phong chức danh GS, PGS năm 2010
· Hội nghị đầu bờ: Phòng trừ bệnh thối nhũn hành, tỏi tại Hải Dương
· Hội nghị Khoa học và Công nghệ Viện BVTV năm 2010
· LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN MÃO 201
· BÁO CÁO NGÀY TÌNH HÌNH BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI LÚA
· Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam và Australia” năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong năm 2011
· MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI TẾ BÀO SÂU KHOANG (S. litura) ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI RÚT NPV
· Tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới tại Bắc Hà- Lào Cai