Triệu chứng điển hình là khi bị nhiễm bệnh, cây mía thường bị lùn, từng phần hoặc toàn bộ lá và chồi đều bị mất diệp lục tố, lá nhỏ và mềm, xuất hiện nhiều chồi bên; các đốt thân ngắn, cây không phát triển thành cây mía bình thường (Hình 1). Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa, bệnh xuất hiện trên các giống mía mới có nguồn gốc từ Thái Lan như Suphanburi 7, K95-156, K88-200, K93-219, Uthong 1 với tổng diện tích bị nhiễm trên 400ha.
Hình 1. Triệu chứng bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa
(Ảnh: do Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa cung cấp)
Căn cứ vào triệu chứng biểu hiện, chúng tôi chẩn đoán đây là bệnh trắng lá mía do phytoplasma gây ra. Phương pháp Nested-PCR sử dụng cặp primer P1/P7-R16F2n/R16R2 được áp dụng để phát hiện và định loại phytoplasma gây bệnh và đã khuếch đại được sản phẩm PCR với kích thước khoảng 1,2kb. Sản phẩm PCR được giải mã và so sánh với trình tự DNA của phytoplasma gây bệnh trắng lá mía đã được công bố trên GenBank. Chúng tôi xác định triệu chứng trắng lá mía tại Khánh Hòa là do phytoplasma thuộc nhóm phụ SCWL, nhóm16SrXI gây ra. Trắng lá mía, là một trong những bệnh nguy hiểm của cây mía trên thế giới, được lan truyền qua hom giống và côn trùng môi giới; tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chưa xác định được môi giới truyền bệnh trong điều kiện Việt Nam. Tại Thái Lan, các loài rầy Matsumuratettix hiroglyphicus(Matsumura) và Yamatotettix flavovittatus là môi giới truyền bệnh. Bệnh trắng lá mía đã gây dịch cho ngành công nghiệp mía tại Thái Lan trong những năm 2000. Trước mắt, để quản lý hiệu quả bệnh trắng lá mía cần áp dụng một số biện pháp sau: (1). Cần tiêu hủy triệt để tàn dư cây bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng; (2). Sử dụng mía sạch bệnh từ vùng chưa bị bệnh làm hom giống; (3). Không vận chuyển mía từ vùng bị bệnh sang vùng chưa bị bệnh. Về lâu dài, cần: (4). xác định và nghiên cứu môi giới truyền bệnh trắng lá mía tại Việt Nam; (5). nghiên cứu, chọn tạo giống mía chống chịu với bệnh và/hoặc môi giới truyền bệnh.
Trịnh Xuân Hoạt
Bộ môn Chẩn đoán Giám định Dịch hại và Thiên địch
Viện Bảo vệ thực vật
· HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU TIẾN BỘ KỸ THUẬT SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG CÁC TỈNH PHÍA BẮC
· Thông báo khoá học Laboratory Animal Science sẽ tổ chức tại Viện NC CNSH, Đại học Nông Lâm TP.HCM vào tháng 10
· Thông báo tuyển sinh đi học tại Nhật Bản theo học bổng Chính phủ Nhật Bản cấp năm 2018
· Thông báo Kêu gọi đề xuất nhiệm vụ/đề tài khoa học và công nghệ
· Thông báo về việc mạo danh Viện Bảo vệ thực vật
· Kết quả giám định bệnh hại Sâm Ngọc Linh
· KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH MẪU BỆNH
· KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH LÚA SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM
· Đã phát hiện rệp sáp bột hồng tại Việt Nam
· Triển vọng phát triển giống hồng giòn không chát ở Việt Nam
· TÊN KHOA HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
· RẦY TRẮNG NHỎ HẠI LÚA